Ngày nay, càng nhiều người hướng tới lối sống lành mạnh, nên sức khỏe và dinh dưỡng ngày càng được chú trọng. Việc lựa chọn những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và giàu dưỡng chất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, mì rau củ đang là sự lựa chọn yêu thích của hầu hết người tiêu dùng hiện nay. Vậy hãy cùng Foodnk tìm hiểu quy trình làm ra mì rau củ từ các rau củ quả tự nhiên sẽ như thế nào nhé!
Mì rau củ, được làm từ các loại rau củ quả tự nhiên, không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú mà còn mang lại sự đa dạng trong bữa ăn hàng ngày. Sự kết hợp của các loại rau củ như cà rốt, cải bó xôi, củ dền,… giúp sản phẩm mì rau củ không chỉ hấp dẫn về màu sắc mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Loại mì này không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Nhờ vào việc áp dụng quy trình sản xuất hiện đại và đảm bảo an toàn, mì rau củ ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn giúp làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày.
![](https://www.foodnk.com/wp-content/uploads/2024/06/bo-tui-cong-thuc-lam-mi-rau-cu-mau-sac-tu-nhien-bat-mat-02.jpg)
Quy trình sản xuất mì rau củ
1. Chế biến bột rau củ
1.1. Thuyết minh cách làm
Quá trình sản xuất mì rau củ bắt đầu từ việc lựa chọn các loại củ quả tươi ngon và đạt chất lượng cao. Để tạo ra màu sắc bắt mắt, các loại rau củ quả thường được sử dụng để sản xuất bột màu tự nhiên: cà rốt, cải bó xôi, củ dền, bí đỏ và khoai lang. Những loại rau củ quả này không chỉ tạo ra màu sắc tự nhiên cho mì mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Rau củ quả sau khi được chọn lựa kỹ càng sẽ được rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Sau đó, chúng được cắt nhỏ thành từng miếng để dễ dàng xử lý trong các công đoạn tiếp theo. Củ quả có cấu trúc cứng có thể sẽ được hấp hoặc chần sơ để làm mềm cấu trúc, giúp dễ dàng xay nhuyễn hoặc giúp rau củ hạn chế bị oxy hoá. Quá trình này cũng giúp giữ lại màu sắc tự nhiên của củ quả. Việc kiểm soát nhiệt độ và thời gian nấu là rất quan trọng để không làm biến đổi màu sắc của rau củ.
![](https://www.foodnk.com/wp-content/uploads/2025/01/bo-tui-cong-thuc-lam-mi-rau-cu-mau-sac-tu-nhien-bat-mat-04.jpg)
Rau củ sau khi được hấp chín sẽ được xay nhuyễn bằng máy xay công nghiệp. Máy xay công nghiệp giúp tạo ra hỗn hợp nhuyễn mịn, đồng đều, đảm bảo màu sắc và hương vị tự nhiên của rau củ. Hỗn hợp nhuyễn được chuyển qua công đoạn sấy khô để loại bỏ nước.
1.2. Một số lưu ý
Quá trình sấy có thể được thực hiện bằng cách sử dụng máy sấy lạnh hoặc máy sấy nhiệt để đảm bảo bột màu không bị biến đổi màu sắc và giữ nguyên dưỡng chất. Nhiệt độ sấy thường được duy trì ở mức thấp (khoảng 40 – 60oC) để bảo toàn chất lượng của bột màu.
Rau củ đã được sấy khô sẽ được mang đi nghiền mịn bằng máy nghiền bột để tạo ra hỗn hợp bột màu đồng nhất, mịn màng. Khi bột mịn cũng giúp dễ dàng phối trộn với bột mì trong các công đoạn tiếp theo hơn.
![Mì rau củ được làm từ các loại rau củ quả tự nhiên, không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng mà còn mang lại sự đa dạng trong bữa ăn hàng ngày.](https://www.foodnk.com/wp-content/uploads/2024/06/bo-tui-cong-thuc-lam-mi-rau-cu-mau-sac-tu-nhien-bat-mat-01.jpg)
2. Trộn bột và nhào bột
2.1. Thuyết minh cách làm
Bột mì và bột rau củ được trộn đều với nước theo tỷ lệ thích hợp để tạo thành hỗn hợp bột. Ngoài ra có thể sử dụng dịch rau củ để trộn bột thay thế cho bột rau củ, tùy theo công thức của nhà sản xuất.
Quá trình nhào bột có thể được tiến hành thủ công hoặc sử dụng máy nhào bột công nghiệp để đảm bảo bột được trộn kỹ và đạt độ dẻo mịn mong muốn.
![Mì rau củ được làm từ các loại rau củ quả tự nhiên, không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng mà còn mang lại sự đa dạng trong bữa ăn hàng ngày.](https://www.foodnk.com/wp-content/uploads/2025/01/bo-tui-cong-thuc-lam-mi-rau-cu-mau-sac-tu-nhien-bat-mat-05.jpg)
Quá trình nhào bột không chỉ đơn thuần là việc trộn các nguyên liệu với nhau mà còn là quá trình biến đổi hóa học và vật lý phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm mì rau củ. Việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như thời gian, nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình nhào bột sẽ đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt được độ dẻo dai, màu sắc và hương vị mong muốn.
2.2. Những biến đổi trong quá trình nhào bột
- Hình thành mạng lưới gluten: Khi bột mì tiếp xúc với nước và được nhào, protein trong bột mì (chủ yếu là gliadin và glutenin) sẽ hấp thụ nước và tạo thành mạng lưới gluten. Mạng lưới gluten này là yếu tố chính tạo nên cấu trúc dẻo dai và độ đàn hồi của bột, điều này giúp bột có khả năng giữ khí và duy trì hình dạng trong quá trình tạo hình và nấu chín.
- Hấp thụ nước: Quá trình nhào bột giúp các hạt bột hấp thụ đủ nước, làm tăng độ dẻo và độ ẩm của bột. Điều này rất quan trọng để đảm bảo bột không bị khô và có độ mịn màng cần thiết cho các bước tiếp theo.
- Phát triển độ dẻo và đàn hồi: Nhào bột làm tăng cường liên kết giữa các phân tử protein, tạo ra độ dẻo và đàn hồi cho bột. Điều này rất quan trọng để bột có thể dễ dàng tạo hình thành các sợi mì mà không bị gãy hay rách.
3. Cán bột và cắt sợi
Sau khi nhào, bột sẽ được cán mỏng bằng máy cán bột. Độ dày của bột sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu của loại mì. Bột đã cán mỏng sau đó được cắt thành sợi mì bằng máy cắt sợi. Sợi mì có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm.
4. Hấp và làm khô
![Mì rau củ được làm từ các loại rau củ quả tự nhiên, không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng mà còn mang lại sự đa dạng trong bữa ăn hàng ngày.](https://www.foodnk.com/wp-content/uploads/2024/06/bo-tui-cong-thuc-lam-mi-rau-cu-mau-sac-tu-nhien-bat-mat-03.jpg)
Sợi mì sau khi cắt sẽ được hấp chín để giữ nguyên màu sắc và hương vị của rau củ. Quá trình hấp cũng giúp sợi mì dai và không bị gãy. Sau khi hấp, mì sẽ được làm khô bằng máy sấy để đạt được độ ẩm tiêu chuẩn, giúp mì dễ bảo quản và sử dụng lâu dài.
Công đoạn sấy mì vô cùng quan trọng vì điều này quyết định thời gian bảo quản của mì. Khi sấy giúp làm giảm độ ẩm trong mì để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và các vi sinh vật khác. Điều này giúp kéo dài thời gian bảo quản mà không cần dùng đến chất bảo quản.
Nhiệt độ sấy thường duy trì trong khoảng 50 – 60oC. Nhiệt độ này vừa đủ để loại bỏ độ ẩm nhưng không quá cao để làm gãy mì hay biến đổi màu sắc tự nhiên của sản phẩm. Thời gian sấy có thể dao động từ 6 đến 12 giờ, tùy thuộc vào độ dày của sợi mì và lượng ẩm ban đầu.
5. Đóng gói và bảo quản
Cuối cùng, mì sau khi làm khô sẽ được đóng gói vào bao bì kín để bảo quản. Quá trình đóng gói có thể được thực hiện thủ công hoặc sử dụng máy móc tự động. Mì sau khi đóng gói sẽ được kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi đưa ra thị trường. Bao bì cần đảm bảo giữ được độ tươi ngon và hương vị của sản phẩm, đồng thời ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.
Vy Đặng