Khử trùng bằng tia cực tím (UVGI) hẳn là cụm cừ bạn nghe rất nhiều rồi phải không? Đúng như vậy, đây là một trong những phương pháp thông dụng và phổ biến để khử trùng trong thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm ngành nước.
Tia cực tím (UV) là gì?
Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV (Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 1000 nm).
Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UV-A (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”; UV-B (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UV-C (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.
Khử trùng bằng tia cực tím (UVGI) là gì?
Khử trùng bằng tia cực tím (UVGI) là một phương pháp khử trùng sử dụng tia cực tím bước sóng ngắn (UV-C) để giết hoặc làm bất hoạt các vi sinh vật bằng cách phá hủy các acid nucleic và phá hoại DNA của chúng, khiến chúng không thể thực hiện chức năng tế bào quan trọng. UVGI được sử dụng trong một loạt các ứng dụng, chẳng hạn như thực phẩm, không khí và lọc nước.
Việc áp dụng các UVGI để khử trùng đã là một thực tế được chấp nhận kể từ giữa thế kỷ 20. Nó đã được sử dụng chủ yếu trong điều kiện vệ sinh y tế và phương tiện làm việc vô trùng. Càng ngày nó càng được sử dụng nhiều để khử trùng nước uống và nước thải.
Vùng bức xạ cực tím có tác dụng diệt khuẩn nhiều nhất là vùng có bước sóng ngắn 280 – 200nm (UVC). Những đèn phát tia cực tím thường được đặt ngầm ở trong nước. Lớp nước chảy qua đèn có độ dày khoảng 10 – 15 cm và phải được chiếu trong 10 – 30s. Tia cực tím chỉ xuyên được qua nước trong không màu. Khi màu và độ đục tăng thì tác dụng diệt khuẩn giảm. Ưu điểm của phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím là không ảnh hưởng tới mùi vị của nước. Nhưng phương pháp này còn có nhược điểm là tác dụng diệt khuẩn không bền, sau này nước có thể bị nhiễm khuẩn lại và chỉ áp dụng được khi nước trong. Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào điện thế nguồn điện, khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm 15 – 20%.
Ứng dụng khử trùng bằng tia cực tím trong sản phẩm nào?
Như vậy, ta hiểu rằng, phương pháp khử khuẩn này nếu áp dụng cho thực phẩm thì chỉ cho các sản phẩm nước không màu, ít hàm lượng dinh dưỡng do dễ bị biến đổi khi tiếp xúc với UV hay ứng dụng để tiệt trùng các bề mặt thực phẩm khác, không khí hoặc dụng cụ,…
Còn các sản phẩm sữa thường là có màu hoặc đục, hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều vitamin, dưỡng chất nhạy cảm với UV nên phương pháp khử trùng này thường không được lựa chọn. Đối với sản phẩm sữa (cả sữa thực vật và sữa động vật), phương pháp khử trùng được áp dụng là dùng nhiệt.
>> Xem thêm: Công nghệ thanh trùng là gì? Có phải nấu lên ở nhiệt độ sôi là đã thanh trùng?
FOODNK