Vi chất kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu ở con người. Nó cần thiết cho việc sửa chữa màng tế bào, tăng sinh tế bào trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vi chất kẽm góp phần cải thiện, chữa lành vết thương. Do đó, bạn cần quan tâm và bổ sung các nguồn thực phẩm giàu kẽm cho cơ thể.
Theo số liệu của Hoa Kỳ cho thấy hàng năm tổng chi phí cho các bệnh nhân mắc các bệnh như lở loét vết thương do phẫu thuật hoặc do chấn thường, nhiễm trùng là rất cao. Vì thế, việc điều trị vết thương là một vấn đề rất được quan tâm và cần thiết.
Vai trò của kẽm đối với các tế bào của cơ thể
1. Tăng tốc độ chữa lành các tế bào bị tổn thương
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong việc chữa lành các mô của tế bào, tăng trưởng và phát triển xương. Nó còn góp phần hỗ trợ hệ thần kinh trung ương, các chức năng của hệ miễn dịch.
Phần lớn kẽm được tìm thấy trong cơ thể con người được dự trữ trong cơ xương khoảng 60%. Vì thế kẽm có ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan và mô tế bào.
2. Cải thiện vị giác, khứu giác, thị giác
Khả năng nếm hoặc ngửi hoạt động là nhờ sự có mặt của vi chất kẽm, do đó sự thiếu hụt có thể làm giảm sự hoạt động của cơ quan vị giác và khứu giác. Ngoài ra, trong một nghiên cứu lớn, việc sử dụng kết hợp giữa kẽm với vitamin A, C, E sẽ làm giảm mất thị lực đáng kể.
3. Giảm nguy cơ viêm phổi
Người lớn tuổi khuyến khích nên bổ sung thêm kẽm để cải thiện tốc độ phản ứng với vacine cúm, giảm nguy cơ viêm phổi và tăng cường hiệu quả hoạt động trí óc. Một nghiên cứu khác từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cũng đã xác định rằng ở người lớn tuổi nếu tiêu thụ 45mg kẽm mỗi ngày, sẽ giảm được tình trạng mắc bệnh này.
4. Giảm mụn trứng cá
Các nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp điều trị bằng kẽm có thể giảm mụn hiệu quả. Do kẽm có vai trò làm giảm viêm vì nó ức chế được sự phát triển của vi khuẩn P. acnes. Thêm vào đó, vi chất này còn có thể ngăn chặn hoạt động của tuyến nhờn. Đã có một nghiên cứu đã cho rằng lượng vi chất kẽm ở những người bị mụn trứng cá có xu hướng tương đối thấp. Vì vậy, cần nên bổ sung vi chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tác hại của việc thiếu kẽm
Việc thiếu kẽm khiến cơ thể bị rối loạn, dẫn đến việc hấp thu ở đường ruột kém. Do đó, đây chính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh suy dinh dưỡng. Kẽm sẽ được hấp thụ qua ruột non, thông qua cơ chế trung gian là chất mang. Khi xuất hiện các bệnh tật, hay cơ thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sẽ ức chế khả năng hấp thụ kẽm. Ngoài ra, còn gây ra các bệnh về gan, thận, rối loạn chức năng miễn dịch, viêm da.
Theo thông tin của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy tầm quan trọng của nồng độ kẽm với việc chữa lành vết thương của các bệnh nhân bị chấn thương. Da chứa hàm lượng kẽm tương đối cao khoảng 5% hàm lượng cơ thể. Vì thế, việc thiếu kẽm nhẹ có thể khiến da sần sùi và giảm khả năng tự chữa lành vết thương. Nếu thiếu kẽm nghiêm trọng sẽ khiến da dễ dàng bị viêm một cách trầm trọng.
Những thực phẩm giàu kẽm
Do cơ thể bị hạn chế trong việc tích trữ kẽm, nên chúng ta cần bổ sung các dạng thực phẩm chức năng hay tăng cường qua các nguồn thực phẩm giàu kẽm. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm dồi dào vi chất kẽm.
- Hải sản: hàu, cua, trai, tôm hùm,…
- Thịt động vật: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà,…
- Các loại cá: cá bơn, cá mòi, cá hồi,…
- Nhóm rau củ: đậu cô ve, đậu lăng, đậu đen, cải xoăn Kale, đậu Hà Lan, măng tây, nấm,…
- Các loại hạt hay sữa hạt: hạt điều, hạt bí ngô,…
- Các sản phẩm từ sữa bò.
- Nhóm ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, quinoa, gạo lứt,…
Vy Đặng