Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngTổng quan về Đường tinh luyện cũng như Lợi ích và tác hại của nó

Tổng quan về Đường tinh luyện cũng như Lợi ích và tác hại của nó

Bạn thường xuyên thấy các cửa hàng tạp hóa hay ở siêu thị có bán đường tinh luyện. Vậy bạn đã biết đây là loại đường là gì chưa? Hãy cùng Foodnk tìm hiểu đường tinh luyện là gì và có nên sử dụng nó hay không ở bài viết này nhé.

Hãy cùng Foodnk tìm hiểu đường tinh luyện là gì và có nên sử dụng đường tinh luyện hay không ở bài viết này nhé!

Giới thiệu về đường tinh luyện

Đường tinh luyện là đường được sản xuất trực tiếp từ cây mía, với độ tinh khiết rất cao và sạch. Nên đường tinh luyện còn được gọi là đường trắng tinh khiết. Quá trình sản xuất của đường tinh luyện không hề sử dụng chất tẩy trắng nhưng vẫn có thể loại bỏ được tạp chất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau quy trình sản xuất đường trắng, người ta tiếp tục làm nguyên liệu đầu vào cho đường tinh luyện, làm ra những hạt đường kết tinh trong suốt. Sau đó, chia ra thành nhiều loại đường tinh chế khác nhau, hạt to hạt nhỏ…

Đặc điểm của đường tinh luyện

Về chỉ tiêu cảm quan:

  • Ngoại hình: Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô không vón cục
  • Mùi, vị: Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt, không có mùi vị lạ.
  • Màu sắc: Tinh thể trắng óng ánh. Khi pha vào nước cất cho dung dịch trong suốt.

Về chỉ tiêu hóa lý:

STT Tên chỉ tiêu Mức
1 Độ Pol, (oZ), không nhỏ hơn 99,80
2 Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03
3 Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03
4 Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 h, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,05
5 Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn 30

Dư lượng SO2: Sunfua dioxit (SO2) không lớn hơn 7ppm.

Giá trị dinh dưỡng

Đường tinh luyện được coi là có hàm lượng calo rỗng vì nó không chứa vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, chất xơ hoặc các hợp chất dinh dưỡng khác.

Các dạng sản phầm chế biến từ đường tinh luyện

Hãy cùng Foodnk tìm hiểu đường tinh luyện là gì và có nên sử dụng đường tinh luyện hay không ở bài viết này nhé!

Đường tinh luyện xuất hiện trong nhiều loại sản phẩm đã trải qua quá trình xử lý như bánh kẹo, sữa chua, kem, sữa có đường, chocolate… Nó thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống để cải thiện hương vị.

Một số sản phẩm có hàm lượng đường tinh luyện cao

  • Đồ uống: nước ngọt, đồ uống thể thao, đồ uống chứa caffein, nước tăng lực, và một số đồ uống trái cây.
  • Thực phẩm ăn sáng nhanh: granola, ngũ cốc ăn sáng, thanh ngũ cốc, bữa sáng ăn liền.
  • Kẹo và đồ nướng: sô-cô-la, kẹo, bánh kem, bánh nướng, kem, bánh sừng bò, một số loại bánh mì ngọt.
  • Đồ hộp: đậu đóng hộp, rau đóng hộp và trái cây hộp.
  • Đồ phết bánh mì: trái cây xay nhuyễn, mứt, bơ lạc.
  • Thực phẩm ăn kiêng: sữa chua ít béo, bơ đậu phộng ít béo, nước sốt ít béo.
  • Nước sốt: sốt cà chua, sốt trộn rau, nước sốt mì ống.
  • Bữa ăn tiện lợi: pizza, bữa ăn đông lạnh, mì ống và phô mai.

Nước ngọt là sản phẩm phổ biến chứa hàm lượng đường tinh luyện cao. Thành phần chủ yếu là syrup và hương.

Hãy cùng Foodnk tìm hiểu đường tinh luyện là gì và có nên sử dụng đường tinh luyện hay không ở bài viết này nhé!

Lợi ích

Đường tinh luyện giúp cho hương vị ngọt ngào hơn, khi nấu canh, rau hoặc các món ăn hàng ngày. Thêm chút đường thì mùi vị và cảm giác khi ăn sẽ ngon hơn, nhìn món ăn sẽ mềm mướt hơn. Tuy nhiên, nó không mang lại lợi ích cho sức khỏe nhiều như vị ngọt của nó.

Tác hại của đường tinh luyện

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, khác với đường mía thô tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Đường tinh luyện là một hình thức đơn giản nhất của đường mía nên khi ăn vào ngay lập tức được hấp thụ vào máu và giải phóng năng lượng. Trong trái cây và ngũ cốc cũng chứa đường. Tuy nhiên trái cây nguyên quả và ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ để làm chậm quá trình hấp thụ đường trong cơ thể, giúp bạn hấp thu dinh dưỡng an toàn và không hại sức khỏe như đường tinh luyện.

Việc tiếp thu quá nhiều đường vào cơ thể sẽ gây tác hại không ngờ đến sức khỏe. Đường tinh luyện thực chất là một chế phẩm của đường mía nên khi vào cơ thể sẽ hấp thụ ngay vào máu và giải phóng năng lượng. Điều này có thể gây hại đối với một số cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.

Một số tác hại thường thấy

  • Đường tinh luyện chính là hung thủ gây nên các tình trạng sâu răng, các bệnh về răng miệng.
  • Đường tinh luyện không gây ra bệnh tiểu đường. Nhưng nếu hàm lượng đường hấp thụ quá nhiều thì có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng là nguy cơ gây ra việc mắc các bệnh về tim mạch.
  • Đường là loại thức ăn ưa thích của tế bào ung thư. Dù bạn chưa bị ung thư nhưng trong cơ thể của mỗi người đều chứa một vài tế bào ung thư tiềm ẩn. Ăn nhiều đường là bạn đã vô tình nuôi bệnh ung thư.
  • Đường làm tăng tế bào candida giúp ung thư phát triển: Trong cơ thể mỗi người cũng tồn tại một số lượng nhỏ tế bào nấm men candida. Nếu số lượng này lớn lên sẽ áp đảo những vi khuẩn có lợi của cơ thể, khiến sức khỏe giảm sút. Chế độ ăn ít đường giúp hạn chế sự sinh trưởng của candida. Càng ăn nhiều đường càng giúp chúng sinh sôi hơn.Đó cũng là môi trường thuận lợi cho ung thư phát triển.
  • Đường tinh luyện và đường fructose lấy đi các khoáng chất từ cơ thể. Chúng cũng làm ức chế quá trình hấp thu chất khoáng, nhất là magie, bởi khoáng chất này là yếu tố cực kỳ quan trọng cho hơn 300 quá trình trao đổi chất.
  • Đường có tính gây nghiện. Nó kích thích hệ thống thần kinh trung ương. Tạo cảm giác thèm muốn – đòi cơ thể phải đáp ứng nhu cầu bằng việc sử dụng đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Đó là lý do các nhà sản xuất ưu tiên thêm đường vào sản phẩm.
  • Đường tạo ra đột biến glucose, buộc tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn, khiến tuyến tuỵ làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh tiểu đường. Khi tuyến tuỵ bị cạn kiệt, không thể cung cấp các enzyme proteolytic đủ để bao vây các tế bào ung thư. Nó sẽ không còn khả năng ngăn chặn loại tế bào này lan rộng khắp cơ thể.
  • Đường phá hủy các lớp collagen của da, khiến da nhanh chóng nhăn nheo, kém đàn hồi. Đường gây béo phì, phần lớn tập trung mỡ tại gan, đùi, bụng và mông.
  • Đường fructose được gan hấp thụ. Nhưng có thể không chuyển hóa hết và tích lũy như chất béo, gây bệnh gan nhiễm mỡ.

Đối với trẻ em

Do chứa dinh dưỡng rỗng nên đường tinh luyện không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chúng làm cho lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày nhiều hơn lượng calo bị đốt cháy, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Hấp thu nhiều đường sẽ làm cho bé có cảm giác no. Dễ dẫn đến việc trẻ bị biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn làm ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của trẻ. Có thể khiến trẻ có khả năng mắc các bệnh viêm họng, sổ mũi…

Tạm kết

Bất kỳ loại gia vị nào cũng có mặt lợi – mặt hại. Đường tinh luyện cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, các bạn cần cân nhắc và sử dụng hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình nhé.

Linh Như

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI