Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhTổng quan về các loại bao bì Đồ hộp trong sản xuất thực phẩm

Tổng quan về các loại bao bì Đồ hộp trong sản xuất thực phẩm

Bao bì trong sản xuất đồ hộp thực phẩm là một phần tất yếu, không thể thiếu. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các kiến thức tổng quan để hiểu thêm về tầm quan trọng của nó nhé!

Bao bì trong sản xuất đồ hộp thực phẩm là một phần tất yếu, không thể thiếu. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các kiến thức tổng quan để
Bao bì kim loại đồ hộp

Loại bao bì đồ hộp

Trong sản xuất đồ hộp thường sử dụng 2 nhóm bao bì:

  • Bao bì gián tiếp: để đựng các đồ hộp thành phẩm, tạo thành các kiện hàng, thường là những thùng gỗ kín hay nan thưa hay thùng carton.
  • Bao bì trực tiếp: tiếp xúc với thực phẩm, cùng với thực phẩm tạo thành một đơn vị sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thống nhất, thường được gọi là bao bì đồ hộp. Trong nhóm này, căn cứ theo vật liệu, lại chia làm các loại: bao bì kim loại, bao bì thủy tinh, bao bì bằng chất trùng hợp, bao bì giấy nhiều lớp,…
    • Bao bì kim loại có ưu điểm là nhẹ, truyền nhiệt tốt, có độ bền cơ học tốt, nhưng có độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn.
    • Bao bì thủy tinh thì bền vững về mặt hóa học, hình thức đẹp, nhưng có nhược điểm cơ bản là nặng, dễ vỡ và truyền nhiệt kém.
    • Chất trùng hợp có loại chịu được tác dụng của nhiệt độ cao, có loại không chịu được tác dụng của nhiệt. Có ưu điểm là nhẹ, dễ gia công, rẻ tiền.
    • Bao bì giấy nhiều lớp, với 2 tính chất: chống thấm và chịu đựng (va chạm và sự tiếp xúc với thực phẩm) là loại bao bì màng ghép, gồm có các lớp sau (dùng bao bì phức hợp):
      • Lớp ngoài cùng là PE: chống ẩm;
      • Lớp mực in (cellophane): dễ in;
      • Lớp giấy: tăng cừng độ cứng;
      • Lớp PE: nối kết giữa lớp giấy và lớp nhôm ở trong cùng;
      • Lớp nhôm: ngăn ẩm, giữ mùi, ngăn sáng;
      • Đối với loại đóng chai thì sử dụng HDPE.

Hiện nay, bao bì đồ hộp phổ biến nhất vẫn là bao bì kim loại, trong đó chủ yếu là sắt tây, hộp nhôm. Chất trùng hợp cũng được dùng nhiều làm bao bì thực phẩm. Theo xu thế chung của thế giới người ta đang thay dần một cách hợp lý bao bì thủy tinh bằng bao bì chất trùng hợp, gỗ bằng carton lượn sóng, giấy bồi cứng bằng chất trùng hợp dẻo, kim loại bằng chất trùng hợp cứng hoặc dẻo.

Yêu cầu bao bì đồ hộp

  • Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.
  • Bền đối với tác dụng của thực phẩm.
  • Chịu được nhiệt độ và áp suất cao.
  • Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ.
  • Dễ gia công, rẻ tiền.
  • Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm.
  • Sử dụng vận chuyển, bảo quản tiện lợi.

Các kiểu nắp bao bì đồ hộp thủy tinh phổ biến

Bao bì trong sản xuất đồ hộp thực phẩm là một phần tất yếu, không thể thiếu. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các kiến thức tổng quan để

1. Kiểu PRESS-TWIST

(Phương pháp xoắn ốc): Nắp và cổ bao bì có rãnh xoắn ốc.

  • Ưu điểm: Mở nắp dễ và tiện.
  • Nhược điểm:
    • Hạn chế năng suất ghép;
    • Cấu trúc và sử dụng máy phức tạp;
    • Khó gia công;
    • Tốn kim loại làm nắp;
    • Bao bì phải làm cổ xoắn, khó gia công, không đảm bảo độ kín khi bảo quản.

2. Kiểu TWIST-OFF

Dùng cho bao bì miệng rộng, cổ ngắn, nắp sắt. Vòng đệm đặt ở đáy nắp. Khi đậy và tháo nắp chỉ cần xoay 1⁄4 vòng nắp. Tương tự kiểu PRESS-TWIST, kiểu này có các ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: Mở nắp dễ và tiện.
  • Nhược điểm:
    • Hạn chế năng suất ghép;
    • Cấu trúc và sử dụng máy phức tạp;
    • Khó gia công;
    • Tốn kim loại làm nắp;
    • Bao bì phải làm cổ xoắn, khó gia công, không đảm bảo độ kín khi bảo quản.

3. Kiểu EUROCAP

Dùng cho bao bì miệng rộng. Vòng đệm đặt ở đáy nắp và vít chặt lấy miệng bao bì.

  • Ưu điểm:
    • Ít tốn kém kim loại làm nắp;
    • Dễ mở nắp.
  • Nhược điểm:
    • Hạn chế năng suất ghép;
    • Chế tạo nắp phức tạp;
    • Không đảm bảo độ kín khi bảo quản lâu dài.

4. Kiểu PRY-OFF (ghép nén)

Dùng cho cả loại miệng rộng và miệng hẹp. Nắp kim loại có đệm cao su đặt quanh thành, sẽ bị kéo căng và dính sát vào miệng hộp khi trong hộp có chân không.

Ưu điểm:

  • Năng suất ghép cao, ghép dễ;
  • Máy ghép dùng cho nhiều cỡ bao bì;
  • Nắp giữ nguyên vẹn và dễ mở;
  • Đảm bảo độ kín;
  • Bao bì ít bị vỡ và gia công dễ.

Chuẩn bị bao bì đựng sản phẩm

Trước khi sử dụng, các loại bao bì phải kiểm tra lại phẩm chất và rửa sạch.

  • Bao bì kim loại đủ tiêu chuẩn được rửa sạch bằng nước lã, nước nóng, khi cần thiết có thể dùng dung dịch kiềm loãng hay nước xà phòng loãng, soda, để làm sạch tạp chất bụi cát, dầu khoáng còn dính ở vỏ hộp khi gia công, để ráo hoặc sấy khô.
  • Các loại bao bì thủy tinh thường nhiễm bẩn và khó rửa sạch hơn bao bì kim loại, phải rửa kỹ bằng hóa chất. Các dung dịch kiềm (NaOH, KOH, Na2CO3) thường làm cho thủy tinh bị mờ vì tạo ra trên mặt thủy tinh các hợp chất CaCO3. Dung dịch hỗn hợp của NaOH 3%, Na3PO4 1% và Na2SiO3 không làm mờ thủy tinh. Để sát trùng chai lọ thủy tinh, dùng hóa chất có chứa Cl2 với lượng Cl2 hoạt động phải đạt 100mg/l. Sau khi rửa hóa chất, sát trùng, rửa lại bằng nước nóng hay nước lã sạch, sấy khô hoặc để ráo.
  • Đối với nút chai có lớp đệm bằng chất dẻo không chịu được tác dụng của nhiệt độ cao và nước lâu. Sau khi rửa sạch bằng nước lã, ngâm vào dung dịch acid benzoic hay Natri benzoat có nồng độ 1 – 5%.

Bao bì trong sản xuất đồ hộp thực phẩm là một phần tất yếu, không thể thiếu. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các kiến thức tổng quan để

Thành phần và khối lượng của sản phẩm cho vào bao bì

Thành phần

Đa số các loại đồ hộp gồm có phần rắn chiếm từ 60 – 70% và phần lỏng chiếm từ 30 – 40%. Phần rắn bao gồm nhiều nguyên liệu chế biến khác nhau như rau, quả, thịt, cá cùng với gia vị. Phần lỏng như nước đường, nước muối, nước giấm, nước luộc, dầu, nước sốt (sauce). Có loại đô hộp chỉ là một khối đặc đồng nhất như nước quả, pa-tê

Tỉ lệ các thành phần nguyên liệu trong một loại đồ hộp có ý nghĩa rất quan trọng đến việc chế biến đồ hộp có chất lượng cao. Khi thành phần nước rót trong hộp dư nhiều sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của đồ hộp vì hàm lượng chất khô thấp. Nhưng nếu không đủ thành phần nước rót thì giảm giá trị cảm quan, làm cho một phần sản phẩm bị khô, khó thanh trùng. Do đó phải đảm bảo đúng tỉ lệ phần rắn và phần lỏng trong hộp, tỉ lệ này còn gọi là tỉ lệ cái – nước, đây là chỉ tiêu phẩm chất quan trọng của đồ hộp. Khi đánh giá chỉ tiêu này, người ta xác định ở đồ hộp thành phẩm đã thanh trùng và để ổn định ít nhất 15 ngày. Vì trong thời gian thanh trùng và bảo quản, các thành phần chất khô trong sản phẩm sẽ khuếch tán, tiến tới ổn định ở phần rắn và lỏng. Nên tỉ lệ cái – nước khi bảo quản sẽ thay đổi. Thường tỉ lệ cái vào hộp phải cao hơn tỉ lệ cái quy định trong thành phẩm từ 10 – 30%, tùy theo loại nguyên liệu.

Khối lượng tịnh

Là tổng số trọng lượng sản phẩm chứa trong đồ hộp. Trong sản xuất ta phải đảm bảo khối lượng tịnh của đồ hộp. Khối lượng tịnh của từng cỡ hộp phụ thuộc vào từng loại mặt hàng, được phép sai số từ 1 – 3%.

Cho sản phẩm vào bao bì

Trong nhiều dây chuyền sản xuất đồ hộp, các sản phẩm cho vào bao bì đã được cơ khí hóa. Nhưng đa số các loại rau, quả, cá, thịt thì còn phải cho vào hộp bằng thủ công.

  • Công nhân cho sản phẩm vào hộp phải thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh và các yêu cầu của quy trình kỹ thuật đã quy định.
  • Công nhân làm việc ở nơi vào hộp phải có trang phục (quần, áo, mũ, khẩu trang, giày dép, găng tay…) gọn gàng, sạch sẽ để tránh tạp chất.
  • Phải rửa tay bằng thuốc sát trùng như nước có chứa Chlorin và phải không có bệnh truyền nhiễm.
  • Dụng cụ chế biến tùy theo mức độ bị nhiễm bẩn, phải làm vệ sinh nhiều lần trong 1 ca sản xuất hay mỗi ca 1 lần.
  • Cần phải xếp loại đồng đều về kích thước, màu sắc, hình dáng.

Tóm lại, khi cho sản phẩm vào bao bì, phải đạt các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo khối lượng tịnh và thành phần của hộp theo tỉ lệ quy định.
  • Có hình thức trình bày đẹp.
  • Đảm bảo hệ số truyền nhiệt.
  • Không lẫn các tạp chất.

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI