Lượng dầu cá tiêu thụ hàng năm là khá lớn. Theo FIN (Fishmeal Information Network), năm 2006, khu vực nuôi trồng thủy sản đã sử dụng hết 835,000 tấn cho chế biến dầu cá chiếm 88.5% tổng sản phẩm dầu cá năm 2006.
Về tình hình thị trường dầu cá toàn cầu, trang web cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ngày 11/6/2013 đưa tin: “thị trường toàn cầu đối với dầu cá trị giá 1,1 tỉ USD trong năm 2011 và dự kiến đạt 1,7 tỉ USD trong năm 2018, tăng trưởng với CAGR (tỉ lệ tăng trưởng lũy kế) là 5,05% từ 2012 đến 2018. Về khối lượng, nhu cầu về dầu cá là 1.035 tấn trong năm 2011 và dự kiến đạt 1.130 tấn trong năm 2018, tăng trưởng với CAGR là 1,22% từ 2012 đến 2018.” Tác giả bài báo cũng cho biết châu Âu là thị trường dầu cá lớn nhất năm 2011 với mức tiêu thụ 450 tấn dầu cá.
Tình hình giá dầu cá đang tăng trên toàn cầu theo từng năm. Người nuôi cá hồi đã phải đối mặt với thị trường toàn cầu đầy biến động về dầu cá vì Peru – nhà sản xuất dầu từ cá cơm hàng đầu thế giới, đã giảm nguồn cung cấp trong vài năm qua do ảnh hưởng của El Nin. Giá trung bình đã tăng từ 1.304 USD/tấn trong nửa đầu năm 2018 lên 2.199 USD/tấn trong nửa cuối năm đó, sau đó ổn định ở mức 2.064 USD/tấn trong nửa đầu năm 2019. Theo nhà sản xuất Pesquera Exalmar, giá trung bình kể từ đầu năm 2013 là khoảng 1.880 USD/tấn.
Cùng với sự tăng vọt về nhu cầu dầu cá toàn cầu, tại Việt Nam, dầu cá được sử dụng ở dạng viên hoặc dạng lỏng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày, nhất là cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Các sản phẩm dầu cá trên thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu là dầu cá hồi, được nhập khẩu từ nước ngoài với giá bán khá cao, khoảng từ hơn 100,000VND đến hơn 500,000VND đối với khoảng 1000mg – tương ứng 100 viên dầu cá.
Theo nhận định, về lâu dài đối với dầu cá, lượng cung sẽ giảm và lượng cầu sẽ tăng, do sản lượng cá biển đánh bắt không ổn định và có nguy cơ giảm sút do nhiều nguyên nhân.
FOODNK