Rượu có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ mang một hương vị đặc trưng riêng. Tất cả là nhờ vào nguyên liệu dùng để sản xuất ra loại rượu mà nhà sản xuất mong muốn. Và rượu gạo Việt Nam cũng cần những nguyên liệu nhất định để có thành phẩm hoàn hảo nhất. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên liệu sản xuất rượu gạo Việt Nam nhé! Tất nhiên phạm vi bài viết chỉ đề cập về những nguyên liệu chung nhất cần có trong quy trình sản xuất. Bởi lẽ, mỗi loại rượu gạo khác nhau sẽ có thêm một số nguyên liệu riêng biệt từ nhà sản xuất.
Những nguyên liệu dùng trong sản xuất rượu gạo
Gạo
Đây là nguyên liệu chính để làm ra rượu gạo Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Theo đó, sẽ có 2 loại được sử dụng là gạo nếp và gạo tẻ. Tất nhiên, mỗi loại sẽ cho hương vị rượu thành phẩm khác nhau. Theo người trong ngành, rượu gạo nếp sẽ ngon hơn rượu gạo tẻ. Bởi lẽ, gạo nếp có mùi thơm và rượu cũng ngọt vị hơn. Vì vậy nó cũng được sử dụng với tần suất cao hơn rượu gạo tẻ.
Để sản xuất rượu, hạt gạo sẽ được loại bỏ vỏ trấu. Tuy nhiên vẫn giữ lại lớp vỏ cám để tăng hương vị cho rượu. Song, lớp vỏ cám này chứa nhiều vitamin B1 có tác dụng với sức khỏe và giúp rươu thơm ngon hơn.
Bánh men rượu
Khi làm rượu cũng sẽ có nhiều loại bánh men. Trong đó, chủ yếu người ta sẽ sử dụng men thuốc bắc để sản xuất rượu gạo. Loại men này được làm từ gạo tẻ, men sống và các vị thuốc bắc. Khi tham gia quá trình sản xuất rượu gạo, nó có tác dụng lên men tinh bột trong gạo thành đường. Lúc này lượng đường sẽ được chuyển hoá thành rượu nhờ vào các loại vi khuẩn và nấm men cần thiết.
Mỗi vùng miền sẽ có men thuốc bắc khác nhau. Có nơi sử dụng đến 36 vị thuốc bắc để làm men. Hương vị rượu được hình thành nhờ vào men thuốc bắc, nó kích thích nấm men phát triển. Đồng thời ngăn chặn các vi sinh vật có hại sinh sôi.
Nước
Khi sản xuất rượu gạo không thể thiếu nước. Đây được xem là chất xúc tác cho quá trình hình thành rượu gạo. Đồng thời, chất lượng rượu làm ra có thể chịu ảnh hưởng từ việc sử dụng nước trong quá trình sản xuất rượu. Theo đó, nước dùng sản xuất rượu phải đạt tiêu chuẩn đó Bộ Y Tế đề ra. Đồng thời cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sử dụng rượu gạo như thế nào cho đúng cách?
Thực chất rượu gạo cũng chỉ là một sản phẩm lên men từ gạo. Thế nhưng để có thể phát huy công dụng tốt, chúng ta cần thưởng thức rượu gạo một cách có khoa học để không gây hại cho sức khoẻ.
- Chỉ nên uống khoảng 30ml rượu gạo mỗi ngày với mục đích làm ấm cơ thể.
- Để cân bằng tính nóng của rượu gạo, chúng ta nên kết hợp với các loại thực phẩm như rau xanh, mướp, rau cần, cá hấp.
- Để ngăn chặn tác dụng không mong muốn, chúng ta không nên pha rượu gạo với các loại đồ uống khác như bia, nước ngọt.
- Sau khi uống rượu gạo không nên dùng trà. Mục đích là tránh huyết áp tăng, ảnh hưởng đến tim và thận.
- Không nên uống rượu gạo khi bụng đói. Điều này là để giúp tăng nồng độ cồn trong máu khi dạ dày rỗng.
Thúy Duy