Dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam có rất nhiều món ăn nổi tiếng. Hầu hết những món ăn này được dùng trong các bữa ăn thường ngày. Trong số đó, món rêu đá là đặc sản của người Thái ở vùng Tây Bắc. Vậy món ăn này có gì nổi bật? Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về món rêu đá này nhé!
Đặc trưng
Rêu đá có màu xanh thông thường như những loại rêu khác. Tuy nhiên, loại rêu ăn được này chỉ mọc ở những nơi có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm. Nước sâu hoặc nông cũng là yếu tố giúp hình thành màu sắc của rêu đá. Vào giữa mùa đông đến đầu mùa xuân là thời điểm rêu đá được thu hoạch. Vì vậy, các món ăn được chế biến từ rêu đá thường được thưởng thức vào dịp tết hay các ngày lễ là chủ yếu. Được biết, rêu đá chỉ có thể “sống” trong khoảng 1 tuần. Kèm theo đó, người ta phải thu hoạch nó lúc còn non. Bởi lẽ, khi rêu đá đổi màu sẽ không dùng được nữa.
Các bờ suối quanh khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu là tập trung rêu đá tốt và nhiều nhất vào mùa xuân.
Thực chất rêu đá chỉ có ở vùng Tây Bắc. Do vậy, nếu muốn thưởng thức đặc sản có 1-0-2 này không hề dễ dàng. Một phần là rêu chỉ mọc theo mùa nhất định. Phần nữa là rêu đá chỉ bảo quản trong thời hạn rất ngắn tầm 2 – 3 ngày mà thôi. Mặc khác, các món ăn từ rêu đá chỉ thường xuất hiện trong gia đình dân tộc Thái.
Cách thức chế biến
Người ta sẽ dùng dao để tách từng mảng rêu xanh mướp bám vào tảng đá dưới dòng suối. Sau đó, rêu sẽ được đập, nhào cho bung lớp cát bám vào.
Các món ăn từ rêu đá phổ biến của dân tộc Thái như hấp, nấu canh, nướng (có thể nướng chung với cá suối, thịt lợn, thịt gà, và ớt). Mùi vị lan tỏa đặc trưng của rêu đá sẽ chinh phục người thưởng thức từ lần đầu tiên.
Các món ăn như gà bản, măng chua,… cũng được người dân tộc Thái bày cùng với rêu đá khi có khách quý đến nhà. Đó cũng như thông lệ của dân tộc Thái thể hiện lòng mến khách.
Được biết, cui, cay và tau là 3 nhóm chính của rêu đá. Cụ thể:
- Cui: Có dạng giống như sợi tóc và màu sẫm.
- Cay: Rêu sẽ mọc rời rạc và màu xanh trông rất tự nhiên.
- Tau: Rêu ở dạng mọc thành từng mảnh và có nhiều ở ao hoặc khe suối.
Rêu đá được sơ chế như thế nào?
Việc thu hoạch rêu, dân tộc Thái còn gọi là “bắt” rêu. Bởi lẽ, rêu đá được cho là loại thực phẩm giống như cá hoặc cua suối.
Thu hoạch rêu đá cũng là một quá trình rất tỉ mỉ. Theo đó, người ta sẽ bắt rêu thành sợi dây dài. Sau đó, rêu sẽ được cho vào rổ để rửa trực tiếp bằng nước suối nhằm loại bỏ cát và chất bẩn. Tiếp đến, rêu sẽ được đặt lên tảng đá hoặc mặt phẳng rồi dùng khúc gỗ to đập mạnh.
Sau cùng, rêu sẽ được cho vào thau để giặt như giặt đồ. Công đoạn đập và giặt này được thực hiện vài lần để rêu được sạch. Cuối cùng rêu sẽ được vắt ráo nước rồi vo lại thành viên tròn hoặc làm dẹp có kích thước vừa phải. Sau khi thành phẩm, rêu sẽ bảo quản tầm 3 ngày để chế biến món ngon.
Tạm kết
Rêu đá là món ăn dân dã nhưng được ví như thực phẩm quý mà thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Tây Bắc. Song, việc thưởng thức được món ăn này cũng không phải dễ dàng. Hơn hết, rêu đá còn là mảnh ghép ẩm thực không thể thiếu của vùng Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thúy Duy