Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngTìm hiểu về cây Atiso xanh và những ứng dụng tuyệt vời trong đời sống

Tìm hiểu về cây Atiso xanh và những ứng dụng tuyệt vời trong đời sống

Từ xa xưa, cây Atiso được biết đến là loại thực phẩm “thần dược” đối với sức khỏe. Bởi lẽ, chúng chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin, protein,… Hầu hết những dưỡng chất này đều có công dụng sẽ giúp hỗ trợ tim mạch, kiểm soát lượng cholesterol trong máu,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết nhiều về những lợi ích mà loại cây này mang lại. Mặc khác, trên thị trường hiện nay có 2 loại cây Atiso xanh và cây Atiso đỏ. Trong phạm vi bài viết này, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về cây Atiso xanh, đây là loại thực phẩm được săn đón rất nhiều trong những năm gần đây.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại cây Atiso xanh và cây Atiso đỏ. Trong phạm vi bài viết này, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về cây Atiso xanh

Tổng quan

Cây Atiso xanh có tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ Cúc Asteraceae. Đây là loại cây có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải (miền Nam Châu Âu và phía Bắc Châu Phi). Cây Atiso xanh được trồng đầu tiên ở nước Ý vào giữa thế kỉ 15. Đến đầu thế kỷ 16, loại cây này được trồng ở nước Pháp bởi ông Catherine De Medici. Ở Việt Nam, cây Atiso xanh được du nhập vào thế kỉ 20 và Đà Lạt, SaPa, Tam Đảo là nơi thuận lợi để phát triển loại cây này.

Cây Atiso xanh cao từ 1.5m – 2m. Hoa của loại cây này có dạng tỏa tròn màu xanh và tím dần về phía nhụy. Hoa được tạo thành từ các lá bắc dày và nhọn. Hơn nữa, cả đế hoa và phần gốc nạc của lá bắc đều có thể dùng được. Lá của cây có răng cưa mọc so le nhau và dài từ 1 – 1.2m, rộng khoảng 50cm. Mặt dưới lá của cây có màu xám trắng và màu xanh thẫm ở phía trên.

Thành phần dinh dưỡng trong cây Atiso xanh

Ngoài hàm lượng lớn chất polyphenolic, trong cây Atiso xanh còn chứa các hoạt chất thiết yếu khác, cụ thể: acid chlorogenic 39%, acid 1,5-odicaffeoylquinic 21%, acid 3,4-0-dicaffeoylquinic 11%. Bên cạnh đó, các thành phần chuyển hóa như flavonoid, sesquiterpen cũng chứa hàm lượng đáng kể. Đặc biệt, thành phần cynaropicrin là không thể thiếu (acid tạo vị đắng của cây Atiso xanh). Thành phần cynaropicrin này là hàng rào vững chắc sẽ giúp ngăn chặn sự tấn công của côn trùng và động vật khác làm tổn hại đến cây.

Lá Atiso xanh chứa rất ít chất béo nhưng lại giàu khoáng chất natri, hợp chất flavonoid và polyphenol, chất dẫn xuất acid caffeoylquinic-hydroxycinnamate. Trong khi đó, sợi thô (17.1%), protein thô (21.6%), dầu thô (24.5%) lại tập trung ở hạt của cây. Hoa của cây Atiso xanh cũng chứa hàm lượng vitamin C cao (10mg/100g hoa), kali (360mg/100g hoa). Quan trọng hơn, hợp chất acid phenolic trong cây sẽ có hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào thời kỳ thu hoạch và cách thức chiết cây.

Ứng dụng của cây Atiso xanh trong đời sống

Hoa của cây Atiso xanh

Trên thực tế, hoa của cây Atiso xanh là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Hoa được thu hoạch từ tháng 12 đến đầu tháng 2 năm sau. Sau khi hoa được thu hoạch sẽ chế biến làm trà hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Hoa Atiso xanh có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa, lợi gan mật và tốt cho tim mạch. Ngoài ra, chúng còn giúp trị bệnh suy gan cũng rất hữu hiệu. Vì vậy, các sản phẩm từ hoa Atiso xanh rất được ưa chuộng.

Không chỉ có vậy, cụm hoa Atiso xanh cũng là phương thuốc hữu dụng được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Công dụng này có được nhờ vào hoạt chất carbonhyrat và một lượng nhỏ tinh bột trong cụm hoa.

Lá của cây Atiso

Ngoài hoa thì lá của cây Atiso xanh cũng được tận dụng hết mức có thể. Tùy vào từng vùng trồng cây mà lá có thể được thu hoạch vào đầu thời kì hoặc cuối thời kỳ hoa chưa nở hoặc hoa sắp tàn, thông thường là trước tết âm lịch khoảng 1 tháng. Bởi vì ở những thời kì này, hoạt chất hóa học trong lá sẽ ở mức dồi dào nhất. Sau khi hái, lá sẽ qua quá trình sấy khô rồi bảo quản trong thời hạn nhất định mới được chế biến. Bộ phận này của cây chủ yếu được dùng làm trà thảo mộc.

Tương tự như hoa Atiso xanh, lá của chúng sẽ được dùng làm rau hoặc chế biến món ăn. Trong đông y, lá Atiso xanh có vị đắng nên chúng sẽ có tác dụng điều trị bệnh phù và thấp khớp rất hiệu quả.

Thân và rễ cây Atiso

Tưởng chừng là bộ phận bỏ đi nhưng thân và rễ của cây Atiso xanh cũng được sử dụng rất nhiều. Cũng trong đông y, người ta sẽ thái mỏng thân và rễ của cây phơi khô để bảo quản. Hai bộ phận này của cây chủ yếu được nấu nước uống hằng ngày. Ngoài tác dụng nhuận tràng thì các sản phẩm làm từ thân, rễ của cây sẽ có tác dụng tích cực trong việc giảm cân và giúp thanh lọc cơ thể rất tốt, đặc biệt là giúp lọc máu nhẹ ở trẻ nhỏ rất an toàn.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI