Khoai tây là thực phẩm quen thuộc trong đời sống. Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi lượng thiết yếu cho cơ thể để sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết hết về những chất vi lượng này. Hãy cùng với Foodnk tìm hiểu về vi lượng trong khoai tây qua bài viết sau nhé!
Các vi lượng thiết yếu trong khoai tây
Khoai tây là thực phẩm dễ chế biến và có thể biến hóa thành nhiều món ăn hấp dẫn. Phần lớn hàm lượng nước chiếm trong khoai tây là chủ yếu. Ngoài ra, khoai tây cũng chứa chất xơ, protein ở mức vừa phải. Đặc biệt, đây là thực phẩm hầu như không có chất béo hoặc có hàm lượng rất nhỏ. Trong 100g khoai tây (được nấu chín còn nguyên vỏ) chứa đến 87calo, 1.9g protein, đường 0.9g, chất xơ 1.8g, chất béo 0.1g.
Carb
Khoai tây tươi có hàm lượng carb từ 66 – 90%. Thành phần này hoạt động dưới dạng tinh bột. Ngoài ra, các hoạt chất chuyển hóa đơn giản như sucrose, glucose và fructose đều chứa hàm lượng nhỏ. Được xếp vào top cao về chỉ số đường huyết GI (ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn) nên khoai tây là thực phẩm kiêng kỵ đối với người mắc bệnh tiểu đường. Thế nhưng trên thực tế, mức đường huyết này còn phụ thuộc vào cách chế biến khoai tây. Theo một số nghiên cứu, lượng đường trong máu có thể giảm xuống khoảng 26% nếu dùng khoai tây được làm lạnh sau khi đã nấu chín.
Chất xơ
Hàm lượng chất xơ trong khoai tây không quá cao so với các thực phẩm khác. Thế nhưng, cơ thể vẫn đảm bảo hoạt chất này để có sức khỏe tốt hơn. Vỏ của khoai tây chứa tới 12% chất xơ. Đồng thời, các chất như pectin, cellulose và hemiaelluose đều tập trung ở sợi khoai tây. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh bột kháng trong thực phẩm này sẽ giúp sản sinh lợi khuẩn để cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn. Hơn thế nữa, lượng đường trong máu cũng sẽ được kiểm soát nhờ vào tinh bột kháng này.
Chất đạm
Thành phần protein trong khoai tây tươi từ 1 – 1.5% và ở dạng khô là 8 – 9%. Hàm lượng này rất thấp nếu so với lúa mì hoặc ngô.
Song song đó, hoạt chất patatin là nguyên nhân gây dị ứng đối với một số trường hợp. Vậy nên, những ai có tiền sử dị ứng hoặc đang mắc bệnh dị ứng thì khoai tây là “người bạn” không được tốt. Chất patatin này cũng là loại protein chính trong khoai tây.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là 2 thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Chúng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh khi thời tiết thay đổi. Và thật may mắn, khoai tây cũng là thực phẩm chứa 2 loại vi chất này ở mức cao.
Khoáng chất kali và folate tập trung nhiều ở phần vỏ khoai tây. Trong khi chất kali sẽ giúp ổn định hoạt động tim mạch thì folate sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C trong khoai tây sẽ giảm hàm lượng khi nấu chín. Mặc khác, sự phát triển tế bào hồng cầu sẽ được cải thiện nhờ vào vitamin B6. Không chỉ có vậy, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydate và chất đạm.
Các hợp chất thực vật
Các hợp chất thực vật là thành phần luôn góp mặt ở bất cứ loại thực phẩm nào. Do đó, chúng cũng là vi lượng trong khoai tây, chủ yếu là polyohenol (acid clo hóa). Hơn nữa, tùy thuộc vào từng loại khoai tây mà sẽ có những hợp chất thực vật khác nhau. Ví dụ, đối với giống khoai tây tím sẽ có catechin cao. Trong khi đó, lutein lại chứa hàm lượng cao ở giống khoai tây ruột vàng (giúp ích cho mắt, và là chất chống oxy hóa carotene). Đặc biệt, một thành phần có thể giúp chống lại côn trùng gây hại là glycoalkaloids cũng có trong khoai tây. Đây là nhóm chất phytonutrients gây nên một số vấn đề về sức khỏe nếu dùng với lượng nhiều.
Những lưu ý khi dùng khoai tây
Giống như nhiều loại rau củ khác, thành phần vitamin và các dưỡng chất trong khoai tây sẽ giảm hoặc mất đi khi nấu với nước. Cách tốt nhất trong trường hợp này là hấp hoặc dùng lò vi sống để giúp khoai tây giữ lại các chất dinh dưỡng này.
Nên bảo quản khoai tây ở nhiệt độ từ 7.2°C – 10°C. Việc làm này sẽ giúp đảm bảo khoai tây không bị chuyển màu đen hoặc xám khi nấu chín.
Tuyệt đối không được dùng khoai tây mọc mầm. Bởi vì, 2 hợp chất glycoalkaloid tự nhiên tìm thấy trong khoai tây là solanine và chaconine, nếu dùng ở mức cao sẽ gây ngộ độc gây khi dùng. Nếu nhẹ có thể gây nôn nửa, đau bụng, còn nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong rất cao. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ sau khi ăn vài giờ đến 1 ngày.
Thúy Duy