Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệTìm hiểu quy trình sản xuất Rượu Dừa - thức uống "không say"

Tìm hiểu quy trình sản xuất Rượu Dừa – thức uống “không say”

Rượu từ trái cây là một sản phẩm mang đậm hương vị trái cây khi lên men. Nó rất dễ thưởng thức. Đặc biệt mỗi vùng khác nhau sẽ cho ra một loại rượu trái cây đặc trưng, trong đó có rượu dừa Bến Tre. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu dừa Bến Tre. Do rượu dừa có nhiều loại khác nhau, vì vậy, phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến quy trình sản xuất chung nhất để sản xuất rượu được lên men trong quả dừa.

Sản phẩm rượu dừa

Tổng quan

Mỗi bộ phận của cây dừa đều mang giá trị kinh tế cao. Hơn hết, những chế phẩm từ dừa đều được người dùng đón nhận. Trong đó, sản phẩm rượu lên men trong quả dừa được xem là đặc sản được yêu thích. Loại rượu này có nồng độ nhẹ, uống không gây say như những loại rượu khác. Nhiều người còn nhận xét rượu dừa này có hương vị giống với cocktail. Màu trắng ngà cùng cơm dừa hòa với nhau là đặc trưng của rượu trong quả dừa khi lên men.

Quy trình sản xuất rượu dừa

Nguyên liệu

Những trái dừa già sẽ được lựa chọn để cho ra loại rượu ngon nhất. Thông thường, người ta sẽ chọn những quả dừa già có đường kính từ 16 – 18cm và nặng khoảng 1,2 – 1,5kg. Thông thường người ta sẽ lựa chọn loại dừa dứa. Bởi lẽ, dừa dứa có giá trị cao hơn tới 40 – 50% các loại dừa khác. Đồng thời nước dừa dứa có vị ngọt và thơm hơn rất nhiều.

Kèm theo đó, rượu nếp cái sẽ được sử dụng để thúc đẩy quá trình lên men rượu dừa. Loại nếp cái để làm rượu nếp được chọn từ những hạt mẩy, căng tròn cùng với men ủ truyền thống.

Quả dừa sau khi được tiếp nhận sẽ được bỏ lớp vỏ ngoài để lộ ra phần vỏ cứng. Thợ sẽ khoan lỗ nhỏ trên đầu quả dừa để lấy hết nước ra ngoài. Tất nhiên phần cơm dừa sẽ được giữ lại. Đây là phần quan trọng giúp rượu dừa có vị đặc trưng.

Rượu từ trái cây lên men sẽ không gây say khi uống, trong đó có rượu dừa. Vậy Foodnk sẽ cùng bạn tìm về hiểu quy trình sản xuất rượu dừa...
Quả dừa sẽ được đục lỗ để chuẩn bị cho rượu vào ủ

Cho rượu vào dừa

Rượu nếp cái hoa vàng sẽ được cho vào quả dừa. Tất nhiên rượu nếp cái này phải trải qua quá trình chưng cất. Rượu nếp phải có nồng độ cao từ 40o – 45o. Với nồng độ này sẽ đảm bảo rượu dừa thành phẩm có nồng độ thấp khi qua quá trình ủ.

Rượu từ trái cây lên men sẽ không gây say khi uống, trong đó có rượu dừa. Vậy Foodnk sẽ cùng bạn tìm về hiểu quy trình sản xuất rượu dừa...
Rượu nếp sẽ được cho vào quả dừa để lên men thành phẩm

Ủ rượu thành phẩm

Quả dừa sẽ được bịt kín lỗ và ngâm ủ tầm 15 ngày trở lên khi cho rượu nếp vào. Sau khoảng thời gian này, rượu dừa có thể được tiêu thụ.

Khi ở môi trường kín bên trong quả dừa – môi trường hiếm khí sẽ là điều kiện tốt nhất cho rượu nếp lên men và tác động vào cơm dừa.

Để đảm bảo công đoạn ủ rượu, nhiệt độ ủ phải đảm bảo từ 20oC – 30oC. Nhiệt độ này cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đây cũng được xem là điều kiện lý tưởng nhất cho rượu dừa chất lượng.

Tạm kết

Có thể thấy quy trình sản xuất rượu dừa chỉ cần vài công đoạn. Thế nhưng mỗi công đoạn phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến rượu thành phẩm làm ra. Qua đó, thợ làm rượu cần có kinh nghiệm và kỹ thuật nhất định để thành phẩm làm ra không bị hỏng.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI