Đau bao tử (hay đau dạ dày) thường gây ra những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ói, mửa, đầy bụng, ăn không tiêu. Nếu để lâu, bệnh có thể khiến cho người bệnh ói ra máu, đại tiện ra phân đen.
Bao tử là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể giúp thức ăn được tiêu hóa mang lại nhiều thành phần dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh vì vậy hãy bảo vệ, quan tâm và chăm sóc bao tử của bạn cho cuộc sông luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Để chữa bệnh đau bao tử không những chỉ cần thuốc mà cần phải có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với những thực phẩm tốt cho người bệnh trong những bữa ăn hàng ngày.
Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về dạ dày là do thói quen ăn uống không khoa học: Bỏ ăn sáng, ăn không đúng bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn cay nóng như: tiêu, tỏi, ớt…Chính vì thế, bệnh đau bao tử nên ăn gì tùy thuộc vào từng độ tuổi và mức độ của bệnh mà điều chỉnh cho phù hợp.
Sau đây là một số lưu ý về thực phẩm mà người bị bệnh đau bao tử nên ăn và không nên ăn
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa
Thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
- Thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt (mật ong, đường, bánh quy), dầu thực vật (các loại dầu được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).
- Thức ăn trung hòa axit dịch vị, làm lành chỗ loét: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…), gừng, chuối, dưa hấu, dưa leo, thốt nốt…
- Thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày thấm dịch vị: khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…
Thức ăn nên kiêng, chủ yếu là thức ăn tăng tính axit trong dạ dày như: trái cây chua (cam, bưởi, chanh, me), cà muối, giấm, mẻ, một số loại nấm, nước xốt thịt cá đậm đặc, ớt, tỏi… Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ, dạ dày phải co bóp, nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, rau nhiều chất xơ, trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), thịt nhiều gân sụn… Chưa kể những thức ăn này phải mất một thời gian mới đến dạ dày, axit sẽ được sản xuất trong lúc dạ dày trống, vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, chứa nhiều muối: chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nên ăn uống hợp lý, đúng giờ giấc, đúng bữa. Nên chia bữa ăn ra nhiều lần để hệ tiêu hóa không làm việc nhiều trong một thời gian và tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
Nước uống, không dùng nước uống có gas, cà phê, thay vào đó nên chọn trà thảo dược, nước lọc hoặc các loại sữa.
Không nên ăn những thức ăn sau
Không nên ăn các loại gia vị cay nóng, không nên uống bia rượu, thuốc lá, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Lưu ý: Nhiều người lầm tưởng đau bụng tức là đau bao tử. Sự thực là đau bao tử sẽ khiến đau bụng nhưng khi đau bụng thì không hẳn là đau vùng dạ dày. Những dấu hiệu đặc trưng của đau bao tử: cảm thấy đói và nóng rất trong vùng bụng, khi ăn vào thấy đỡ đau nhưng lại có cảm giác chướng, đầy bụng. Nếu dùng các loại thức uống như rượu, bia, cà phê hay hút thuốc lá thì cơn đau sẽ nặng hơn.
Thực phẩm cực kỳ tốt cho dạ dày
Nghệ đen: kết hợp với mật ong thì đây là phương thuốc trị đau bao tử rất hiệu quả, làm cho vùng bụng cảm thấy ấm, nóng dễ chịu, tiêu hóa thức ăn tốt, đồng thời trị viêm loét thành bao tử.
Tỏi đen: là tỏi thường đã được lên men, có công dụng: loại bỏ các gốc oxy hóa tự do, ngăn cản quá trình peroxy hóa lipid, tăng cường kích thích đáp ứng miễn dịch, kháng độc tố ung thư và ngăn cản quá trình di căn khối u, tác dụng điều hòa đường huyết hiệu quả, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.
Đu đủ: là trái cây được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam với công dụng: giúp tiêu hóa thức ăn tốt, nhất là thành phần protein trong thức ăn, làm giảm các cơn đau và giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Đây cũng là thực phẩm rất tốt cho da.
Bắp cải: là thực phẩm chứa nhiều vitamin U- là một chất chống viêm, loét, ung thư bao tử. Tuy nhiên vi tamin U có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên tốt nhất không dùng bắp cải để xào, nấu mà ép bắp cải tươi để uống.
Cà tím: là một trong những loại trái cây rất giàu thành phần dinh dưỡng như nước, glulid, lipid, kali, magie, vitamin B1, B12, PP và rất nhiều chất nhầy trong cà tím có khả năng bảo vệ thành dạ dày. Đồng thời, chất ngightshade soda trong cà tím có tác dụng hạn chế sự phát triển ung thư dạ dày.
Chuốt hột: là loại quả có vị chát, nóng, thường được dùng để trị đau bao tử trong dân gian một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Khi có biểu hiện đau bao tử cũng là lúc chúng ta nên hạn chế những thức ăn có tính chất cứng, nóng, khó tiêu. Đồng thời kiêng hút thuốc lá, dùng nhiều loại bia, rượu nhất là những loại có nồng độ cồn cao, và những thức uống có chứa chất kích thích không tốt như chè đặc, cà phê có thể khiến bao tử lở loét và viêm nhiễm nặng hơn.
Cây bạc hà: được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.
Nước dừa: được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Gừng: Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Khanh Trần (Tổng hợp)