Thị trường F&B ở Việt Nam được đánh giá cao và có tiềm năng phát triển lâu dài. Mặc dù gặp phải nhiều thách thức nhưng ngành F&B vẫn có sự tăng trưởng nhất định. Nhờ có các nhà cung cấp hương liệu thực phẩm và nguyên liệu đầu vào đã nỗ lực cung cấp sản phẩm chất lượng giúp cho ngành F&B phát triển tốt hơn.
Thị trường F&B – cơn lốc tăng trưởng
Không giống với nhiều thị trường khác, thị trường F&B luôn thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lẫn các startup non trẻ gia nhập. Thị trường này có rất nhiều ngách như ẩm thực cao cấp, nhà hàng, quán ăn, nguyên liệu – hương liệu thực phẩm, chuỗi thức ăn nhanh,…
Tùy vào từng khu vực và văn hóa mà mỗi nơi sẽ có thế mạnh riêng trong ngành F&B. Nhìn chung ngành này có nhiều ngách để khai thác và có tiềm năng phát triển vì ăn uống và đồ uống là nhu yếu phẩm của con người.
Tiềm năng phát triển của F&B ở Việt Nam
So với thị trường thế giới thì thị trường F&B ở Việt Nam luôn giữ mức tăng trưởng ổn định nhờ vào cơ cấu dân số trẻ nên lượng tiêu thụ dồi dào. Đặc biệt trong năm 2019 những doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống sẽ có cơ hội phối hợp cùng công nghệ 4.0 và ứng dụng hiện đại để phủ sóng thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để thị trường F&B có cơ hội phát triển hơn ở các ngách nhỏ hơn như cung ứng suất ăn hàng không, giao hàng thức ăn tận nơi,…
Hướng đi của các doanh nghiệp trong thị trường F&B
Thị trường F&B Việt Nam đang cố cải thiện vị thế và khẳng định thương hiệu nội địa với thị trường thế giới. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần có sự thay đổi liên tục để tạo sự khác biệt. Đồng thời nhằm hạn chế rủi ro thì các doanh nghiệp nên cập nhật liên tục tình hình ngành F&B trên thế giới để có hướng đi phù hợp. Lĩnh vực F&B không phải quá mới nhưng vẫn còn nhiều ngách nhỏ chưa được khai thác. Việt Nam có nhiều lợi thế về dân số cũng như địa lý thuận lợi để phát triển ngành F&B lâu dài. Các doanh nghiệp nên cố gắng khai thác “mỏ vàng” đầy tiềm năng vì trong tương lai đây sẽ là ngành F&B sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng.
Linh Như