Chất béo cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Trong chế độ ăn uống, chúng ta không thể tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, nếu không có sự góp mặt của chất béo. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều sẽ gây tăng cân và cũng có thể hình thành các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách lựa chọn nguồn chất béo tốt cho sức khoẻ. Đồng thời, chúng ta cần nên cân nhắc bổ sung với hàm lượng phù hợp, đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể.
Sự hoạt động của chất béo trong cơ thể
1. Cung cấp năng lượng
Cung cấp năng lượng, giúp cho các cơ quan hoạt động là vai trò chính của chất béo. Chất béo chứa lượng calo khá cao vì trong 1g sẽ cung cấp đến 9 đơn vị calo cho cơ thể, trong khi đó, protein và carbohydrate chỉ chứa 4 calo/g. Chính vì thế, chúng ta cần lưu ý tiêu thụ lượng chất béo vừa đủ, để tránh tích tụ mỡ trong cơ thể.
2. Sản xuất hormone
Cholesterol là một loại lipid cần thiết để sản xuất các hormone steroid quan trọng trong cơ thể. Các loại hormone được hình thành từ cholesterol như estrogen, testosterone, progesterone và sự hoạt động của vitamin D. Các loại hormone đó sẽ giúp duy trì thai kỳ ở phụ nữ đang mang thai, phát triển các đặc điểm giới tính và điều chỉnh mức canxi trong cơ thể của bạn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 25% cholesterol trong máu đến từ chế độ ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm cung cấp hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn như lòng đỏ trứng, pho mát, tôm. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chú ý tiêu thụ thực phẩm đúng với nhu cầu của cơ thể, để tránh gây hại đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, trong gan và các tế bào của cơ thể đã chứa khoảng 75% lượng chất béo.
3. Hỗ trợ và phát triển tế bào của cơ thể
Acid linolenic và acid oleic là 2 loại chất béo lành mạnh, tốt cho sức khoẻ. Chúng có khả năng sản xuất màng tế bào và hormone, duy trì và cải thiện thị lực, tăng cường hệ thống miễn dịch.
4. Giữ ấm cho cơ thể
Khi chúng ta tích trữ một lượng mỡ dưới da, nó sẽ giúp cơ thể chịu đựng được nhiệt độ bên ngoài. Thêm vào đó, các cơ quan bên trong cơ thể cũng có lớp lipid xung quanh. Nếu không có lớp lipid này, dẫn đến chúng dễ dàng bị thương, bầm tím.
5. Tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng
Lipid rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và các chất dinh dưỡng. Acid trong túi mật được tạo ra từ lipid trong gan, cho phép chất béo và nước trộn lẫn trong ruột. Từ đó, hỗ trợ cho quá trình phân hủy và hấp thụ thức ăn một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt một số loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K, do đó chúng rất cần sự có mặt của chất béo.
Tác hại của chất béo đến sức khoẻ
Thực tế, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên theo thông tin từ USDA của Hoa Kỳ, khoảng nửa dân số của Hoa Kỳ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống. Nguyên nhân chính là do tiêu thụ lượng chất béo không bão hoà cao trong cơ thể. Chính vì thế, nó sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, thoái hoá, viêm khớp mãn tính, loãng xương, ung thư và béo phì.
Kết luận
Vì thế chúng ta cần cân nhắc loại chất béo trong chế độ ăn uống. Nên sử dụng các nguồn lipid lành mạnh như từ các loại hạt như hạt đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương,… các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu,… Cần hạn chế việc hấp thụ nguồn mỡ từ động vật vì nó chính là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol LDL xấu cho cơ thể.
Vy Đặng