Cà phê là một thức uống quá quen thuộc với người Việt vào mỗi sáng. Thường khi bạn nhìn xuống ly cà phê sẽ thấy một lớp bọt khí nổi lên trên mặt. Vậy lớp bọt khí đó là gì? Hãy cũng Foodnk tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về lớp bọt khí trên bề mặt ly cà phê
Thường khi bạn nhìn vào tách cà phê đen của mình trước khi uống, bạn sẽ thấy một lớp bọt nổi lên trên bề mặt. Lớp bọt nổi trên bề mặt chính là phản ứng hóa học, được gọi là “sự nở”.
Trong quá trình rang cà phê sẽ có sự thoát hơi nước và giãn nở của khí ở nhiệt độ cao dẫn đến sự giãn nở và tạo ra các cấu trúc hạt rỗng. Ngoài ra quá trình nhiệt gây ra phản ứng cháy của các chất hữu cơ chứa Carbon với Oxy trong không khí tạo ra CO2. Điều này giải thích vì sao khi rang giữ lại nhiều CO2. Trong quá trình bảo quản, hạt cà phê liên tục giải phóng CO2. Vì vậy, có hướng mũi tên gắn trên túi cà phê đó chính là van thoát khí một chiều. Van thoát khí một chiều này giúp khí CO2 thoát ra, giúp phòng tránh căng phòng làm rách bao, cũng như tránh oxy bên ngoài tiếp xúc với cà phê.
Khi pha cà phê, bột cà phê tiếp xúc với nước nóng và tốc độ thoát khí CO2 tăng lên. Quá trình này nhanh chóng làm xuất hiện lớp bọt trên bề mặt cốc cà phê. Sau khi CO2 thoát ra từ bên trong các hạt cà phê xay, các lỗ khí này được thay thế bằng nước. Nước thâm nhập vào hạt cà phê và quá trình trích ly các chất trong hạt.
Vậy tại sao lớp bọt này lại quan trọng?
Lớp bọt này quan trọng vì đó là dấu hiệu cho thấy cà phê còn mới. Cà phê giữ được hương vị ban đầu mới có lớp bọt. Hương vị cà phê được tạo bởi các hợp chất dị vòng từ phản ứng caramel hóa và mailard. Các chất tạo hương thường được giữ lại trong khí CO2. Theo thời gian, khi hạt cà phê mất đi ngày càng nhiều CO2, hương vị của cà phê sẽ giảm và cà phê bị nhạt đi.
Tuy nhiên, lớp bọt không phải lúc nào cũng là một phép đo chính xác về độ tươi và giá trị cảm quan của cà phê. Hạt cà phê rang đậm chứa nhiều CO2 hơn hạt rang nhạt vì với thời gian dài hơn CO2 sẽ được tạo ra nhiều hơn. Do nồng độ khí CO2 cao hơn, cà phê rang đậm sẽ nhiều bọt hơn loại khác. Ngoài kiểu rang, thời gian để phản ứng “nở” xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng bọt trong cốc cà phê.
Linh Như