Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngTại sao cần phải "bảo tồn" mì Su Filindeu trong ẩm thực?

Tại sao cần phải “bảo tồn” mì Su Filindeu trong ẩm thực?

Những sợi mì đặc biệt chỉ được làm hoàn toàn bằng tay có nguy cơ “tuyệt chủng”. Món ăn đang được nhắc đến chính là sợi mì Su Filindeu (Fili di Dio). Quan trọng nhất, trên thế giới hiện chưa đến 10 người biết làm loại mì đặc biệt này. Vì vậy, việc bảo tồn mì Su Filindeu là rất cần thiết trong ẩm thực.

Trên thế giới hiện chưa đến 10 người biết làm sợi mì Su Filindeu. Vì vậy, việc bảo tồn mì Su Filindeu là rất cần thiết trong ẩm thực...

Lịch sử hình thành

Sợi mì Su Filindeu khá nổi tiếng và có mặt ở Nuoro, đảo Sardinia của nước Ý cách đây vài trăm năm. Nó là một loại pasta cổ chỉ được sản xuất thủ công hoàn toàn.

Theo khảo sát của đài BBC, hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn có 3 người gìn giữ được món pasta này. Đó là bà Paola Abraini, cháu gái bà và chị dâu của bà hiện sinh sống ở Sardinia. Được biết, cách làm sợi mì “độc nhất vô nhị” chỉ truyền cho con phụ nữ trong gia đình. Do đó, việc bảo tồn mì Su Filindeu để phát triển gặp rất nhiều khó khăn.

Các nguyên liệu làm ra Su Filindeu gồm có muối, nước và đặc biệt không thể thiếu bột mì semolina (lúa mì cứng). Để tạo những sợi mì siêu nhỏ, người ta phải liên tục dùng tay gấp đôi và kéo bột 32 lần. Thành quả có được là 257 sợi mì cực kì mỏng. Sau khi trải qua những công đoạn đặc biệt, sợi pasta Su Filindeu sẽ được mang đi chế biến thành các món ăn truyền thống ở Ý.

Nhìn nhận về sự phát triển của sợi mì Su Filindeu

Không chỉ để dùng cho bữa ăn thường ngày mà sợi mì Su Filindeu còn được dùng để phục vụ những người hoàn thành chuyến đi từ Nouro đến Luala. Đây là dịp tham dự lễ hội La Festa di San Francesco.

Ngày nay, nhiều đối tượng muốn sao chép công thức làm mì Su Filindeu. Thế nhưng điều đó là không thể. Bởi vì sợi mì này phải cần sự thuần thục của đôi tay, tập luyện không ngừng nghỉ để tạo ra tác phẩm hiếm có. Được biết, Chủ tịch Hiệp hội Slow Food International và đầu bếp nổi tiếng của Anh là Jamie Oliver cũng đến tìm hiểu để học cách làm sợi mì này. Tất nhiên khi bắt tay vào học làm Su Filindeu họ đều đã bỏ cuộc.

Năm 2015, một nhóm các kỹ sư từ hãng mì Barilla đã tới Nuoro xem kỹ thuật làm Su Filindeu. Với hy vọng có thể áp dụng máy móc vào sản xuất loại mì này hay không. Và họ đã không thành công.

Trên thế giới hiện chưa đến 10 người biết làm sợi mì Su Filindeu. Vì vậy, việc bảo tồn mì Su Filindeu là rất cần thiết trong ẩm thực...
Su Filindeu là loại mì rất khó làm và chỉ được làm ra bằng thủ công 100%

Tạm kết

Với đặc tính khó ai chạm tới trong quy trình sản xuất, mì Su Filindeu đã dần bị mai một. Khả năng cao có nguy cơ thất truyền. Do đó, người làm ra sợi mì Su Filindeu được xem là một nghệ nhân thực thụ.

Ý thức được điều này, bà Abraini đã làm điều mà trước đây chưa từng xảy ra đối với món ăn gia truyền của gia đình. Theo đó, bà muốn dạy các cô gái tại Nuoro từ các gia đình khác cách làm mì Su Filindeu.

Trong vài năm qua, bà Abraini đã quay phim 2 lần về cách làm Su Filindeu cho tạp chí chuyên về ẩm thực và rượu vang hàng đầu của Ý – Gambero Rosso. Gần đây, bà Abraini cũng đã bắt đầu làm Su Filindeu cho 3 nhà hàng lớn. Qua đó đưa món ăn này tới cho nhiều thực khách nếm thử.

Tại 1 trong 3 những nhà hàng mà bà Abraini quảng bá Su Filindeu, nhà hàng Al Ciusa với món Su Filindeu nhuộm đen bằng màu mực của con cá mực đã giành được giải món ăn ngon nhất vùng Sardinia năm 2010, giải Porcino d’Oro.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI