Những năm gần đây chứng kiến nhiều mô hình kinh doanh sản phẩm thực phẩm khá đặc biệt và hút giới trẻ. Nếu 2018 là thời điểm trà sữa bùng nổ, 2019 là năm của các quán trà chanh thì 2020 lại đang chứng kiến cơn sốt mới của một món đồ uống tưởng quen mà rất lạ: Sữa chua trân châu.
Từ cuối 2019, sữa chua trân châu bắt đầu xuất hiện và sang đầu năm 2020 thì phổ biến khắp nơi trên các phố phường Hà Nội. Dù có nhiều thương hiệu khác nhau nhưng điểm chung của mô hình này là không gian đơn giản, nhấn mạnh vào yếu tố hiện đại, trẻ trung, ăn nhanh và vội của giới trẻ. Từ giữa năm 2020, mô hình này đã xuất hiện ở các tỉnh thành phía Nam, điển hình là ở TP.HCM nhộn nhịp.
>> Liên hệ VinaOrganic 0938299798 – 0975299798 – 0948299798 để nhận chuyển giao công nghệ Sữa chua trân châu ngay hôm nay!
Sữa chua trân châu, món chính của các quán này được làm từ sự kết hợp của sữa chua dẻo và trân châu đi kèm. Ngoài ra khách hàng có thể lựa chọn một số loại topping khác tùy theo sở thích như dừa khô, nho khô, chuối khô, các loại trái cây tươi như xoài, dứa, mít, đu đủ… hoặc có thể thêm các loại thạch trái cây, thạch trà xanh,… đủ hương vị.
Mặc dù là món đồ uống mới xuất hiện, lại khá đơn giản nhưng lại đang rất được lòng giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh các quán kinh doanh kín khách vào ngày cuối tuần và dịp lễ. Chưa hết, đây cũng là món ăn vặt được nhiều nhân viên văn phòng ưa thích vào thời điểm xế chiều.
Vậy vì sao mô hình kinh doanh sữa chua trân châu này lại dễ lên ngôi như vậy?
1. Vốn đầu tư thấp hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh
Về phía nhà đầu tư, không thể phủ nhận kinh doanh sữa chua trân châu là mô hình có chi phí ban đầu khá dễ chịu. Theo chia sẻ của nhiều chủ cơ sở, tương tự như trà chanh, món này không cần nguồn vốn lên tới cả tỷ đồng mà chỉ dao động khoảng 200 – 400 triệu đồng, tùy theo vị trí và quy mô cửa hàng.
Nguyên nhân là bởi các quán kinh doanh sữa chua trân châu không đề cao yếu tố cầu kỳ trong thiết kế không gian, chỉ cần chỉn chu, có gu một chút là thu hút được khách hàng. Chuỗi sữa chua thường nhấn mạnh vào yếu tố đơn giản, gọn gàng, tạo cảm giác thân thiện với khách.
Chính vì vốn bỏ ra vừa phải nên điểm cộng của mô hình này là thời gian thu hồi vốn nhanh. Theo một số chủ cơ sở, lợi nhuận kinh doanh sữa chua này khá hấp dẫn, dao động 20-30% với điều kiện hoạt động ổn định. Trung bình, với mức đầu tư 200 – 400 triệu đồng, cơ sở có thể thu hồi vốn sau 3 – 4 tháng.
2. Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng
Về phía khách hàng, mức giá hợp lý là điểm mạnh của mô hình này. Nếu tại nhiều quán cà phê, trà sữa khách hàng có thể phải trả từ 50.000 – 70.000 đồng/ly – mức giá khá đắt đỏ khiến cho nhiều người “không dám” ghé thăm quán thường xuyên, thì với sữa chua trân châu, giá bán trung bình vào khoảng 25.000 – 35.000 đồng/ly. Giá cao thấp tuỳ vào vị và topping thêm.
Với mức giá này, sản phẩm có thể tiếp cận tệp khách hàng lớn và đa dạng, từ học sinh, sinh viên cho đến dân văn phòng, người lớn tuổi… Từ đó tiềm năng phát triển và cơ hội đột phá doanh thu cho nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, món sữa chua trân châu có cách làm không quá cầu kỳ, có thể tích hợp bán kèm với một số loại đồ uống khác như cà phê, kem,…để đem lại nguồn thu tốt hơn cho chủ quán.
3. Xu hướng tiêu dùng đồ uống tốt cho sức khỏe
Khách ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không chỉ là sản phẩm tiêu dùng hằng ngày mà các món đồ uống, ăn vặt cũng đang được người tiêu dùng chú ý.
Trong khi đó, sữa chua vốn là một sản phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn, được các chuyên gia khuyến khích dùng hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Hơn nữa, sữa chua kết hợp với những hạt trân châu tươi mềm, nước cốt dừa thơm ngậy sẽ tạo nên hương vị hấp dẫn. Đó cũng là một phần lý do khiến cho món sữa chua trân châu gây bão trong thời gian vừa qua.
Tạm kết
Chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc nhưng bằng cách kết hợp mới lạ cộng với giá cả phải chăng, sữa chua trân châu mang đến sự khác biệt cho nhiều tầng lớp khách hàng. Tuy nhiên, chặng đường phía trước, các chuỗi sữa chua sẽ đủ sức trụ vững hay chỉ là một trào lưu ngắn hạn, nhanh chóng bùng lên để rồi giảm nhiệt sau đó, lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Chỉ có một điều chắc chắn, nếu bản thân mỗi quán không liên tục gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng ngoài giải quyết những nhu cầu như ăn uống, trò truyện, thì họ sẽ khó thành công, chưa nói đến việc tồn tại trong thời điểm thị trường đang có hàng trăm quán, và các quán mới sẽ mọc lên ngày một dày đặc như hiện nay.
FOODNK tham khảo CafeF