Thời đại 4.0 đã làm nên nhiều sự thay đổi và tác động không nhỏ đến ngành F&B. Các doanh nghiệp nhỏ đã nắm bắt nhanh công nghệ và đang dần vươn lên. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn, lâu đời, trước nay vẫn làm truyền thống. Họ vẫn còn ngại thay đổi và để mất dần người tiêu dùng vào tay các đối thủ. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng để các doanh nghiệp phát triển trong thời đại 4.0, thì bộ phận R&D ngành thực phẩm cần phải tiếp cận kịp lúc với công nghệ kỷ nguyên mới – kỷ nguyên số hóa.
Thế nào là số hóa?
Trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi quá nhanh như hiện tại?
Trước tiên, doanh nghiệp cần nhận diện và bắt kịp với các xu hướng thị trường. Đặc biệt là xác định được nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Cần mạnh dạn phát triển các sản phẩm mới, triển khai chúng trong mạng lưới sản xuất. Trong đó, việc mạnh dạn sáng tạo được xem là chiếc lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển nhanh.
Nhưng thực tế, chỉ đổi mới, sáng tạo thôi vẫn chưa đủ. Các doanh nghiệp F&B phải đồng thời tối đa hóa hiệu suất trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm, từ khi sản phẩm mới còn là ý tưởng trên giấy cho đến khi nó được đặt trên các quầy hàng. Và tất nhiên, doanh nghiệp cần tận dụng những kiến thức, kết quả nghiên cứu R&D như một vũ khí “bí mật” để có thể chiếm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Để những sự thay đổi đó có thể theo kịp sự phát triển công nghệ là việc không hề dễ. Vì vậy, bộ phận R&D đóng vai trò quan trọng, để làm thế nào chuyển đổi từ quy trình hoạt dộng truyền thống sang quy trình kỹ thuật số hiện đại. Sự hiệu quả R&D đóng góp rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp định hướng tiêu dùng nào, và việc áp dụng số hóa chắc chắn đem lại những giá trị đáng kể.
Vậy, làm thế nào để số hóa R&D ngành thực phẩm?
Vậy, định nghĩa số hóa R&D thế nào cho đúng? Hiểu một cách đơn giản, số hóa R&D là nhanh chóng phát triển các sản phẩm đạt chất lượng đánh trúng nhu cầu của người tiêu dùng. Với kỷ nguyên kỹ thuật số, cho phép nghiên cứu và phát triển tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn. Ngoài ra, tận dụng như vậy còn hạn chế những trở ngại trong suốt quá trình R&D.
Ví như, thay vì phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, phát triển một sản phẩm hoàn toàn mới. Các kỹ sư thực phẩm sẽ tận dụng hoặc cải tiến một số mô hình kỹ thuật số. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì đã có những quy trình sản xuất và công nghệ sẵn có. Điều mà các kỹ sư cần làm là dành thời gian để nghiên cứu ra nhiều công nghệ đổi mới.
Tất nhiên, quy trình R&D kỹ thuật số không thể hoạt động tách biệt mà phải kết hợp cùng các nhân tố khác ví dụ như con người. Thay vì thông tin được lưu trữ trên giấy theo kiểu truyền thống, chúng sẽ được lưu trữ số hóa. Theo đó, cho phép người dùng truy cập nhanh để tra cứu thông tin mà họ cần. Không cần phải tìm kiếm theo cách cũ. Vì vậy, không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm. Ngoài ra, thông tin cũng được cập nhật thường xuyên một cách nhanh nhất. Các thay đổi mới nhất về quy trình sản xuất sản phẩm cũng được cập nhật và sao lưu một cách nhanh chóng. Việc này, cũng giúp chia sẻ thông tin cho các bộ phận liên quan nhanh hơn.
Tương tự, những hướng dẫn sử dụng quy trình hay kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ được chuyển xuống nhà máy. Từ đó, sẽ được chuyển đổi công thức chung thành một hệ thống các công thức cụ thể. Điều này, đảm bảo tính liên tục và đồng nhất của thông tin được tạo ra từ nhiều bộ phận. Tất cả cùng tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm. Dữ liệu được số hóa giúp tạo lập dòng chảy thông tin đồng nhất và liên tục.
R&D ngành thực phẩm trong kỷ nguyên số
Mặc dù phần lớn doanh nghiệp vẫn trung thành với phương thức sản xuất truyền thống đã lỗi thời, nhưng nhiều doanh nghiệp đã có sự tiến bộ khi quá trình R&D gắn liền với thay đổi của công nghệ.
Một ví dụ là họ đã chuyển hầu hết các tài liệu dạng giấy sang tài liệu điện tử. Điều này, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, không có nghĩa là doanh nghiệp cắt bỏ hoàn toàn các dạng tài liệu giấy. Trên thực tế, vẫn có những quyền sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm điện tử (ELN),… bên cạnh các bảng tính và tài liệu điện tử được lưu trữ.
Việc áp dụng phương pháp kỹ thuật số làm cho mô hình dữ liệu sản phẩm được chặt chẽ hơn. Mô hình này hoạt động dựa trên dữ liệu thay vì tài liệu. Theo đó, những yêu cầu về công thức, bao bì, các quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng,… trong một mô hình dữ liệu chặt chẽ, phải thống nhất và có sự liên quan mật thiết với nhau. Nhờ vậy, bộ phận R&D cũng có thể kết nối, sắp xếp hợp lý quy trình để thực hiện đổi mới liên tục từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Số hóa R&D là xu hướng ngày nay khi doanh nghiệp muốn chiếm ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh nhờ cải tiến bằng công nghệ. So với phương pháp R&D truyền thống, R&D kỹ thuật số thể hiện tốc độ nhanh chóng hơn nhiều. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhanh các nhu cầu ngày càng thay đổi từ người tiêu dùng.
Việc số hóa R&D cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, gia tăng năng suất. Ngoài ra, còn đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng và giảm rủi ro.
Tạm kết
Trên đây là tổng quan về kỷ nguyên số hóa R&D ngành thực phẩm, những ví dụ về tác động của xu hướng này sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể hơn ở phần sau. Cùng đón xem bài viết tiếp theo trên Foodnk nhé!
Linh Như