Mochi chỉ đơn giản là món ăn được làm từ gạo nếp và hỗn hợp nhân đa dạng. Thế nhưng nó lại là món ăn truyền thống của đất nước Nhật Bản. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất mochi của người Nhật Bản nhé! Do mochi có nhiều cách làm. Vì vậy, phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến phương pháp truyền thống của người Nhật Bản.
Nguyên liệu
Gạo mochigome (được gọi là gạo nếp Nhật Bản) là nguyên liệu chính và quyết định đến chất lượng của bánh mochi làm ra. Loại gạo nếp này đã tạo nên kết cấu dẻo và dai của mochi làm ra.
Để làm mochi, gạo nếp sẽ được ngâm trong nước. Thông thường sẽ ngâm qua đêm. Chính vì vậy, ngày hôm sau dù thời tiết không tốt thì việc làm mochi cũng phải được diễn ra.
Hấp
Gạo nếp sẽ được thực hiện truyền nhiệt bằng công đoạn hấp. Đồng thời, chất tạo vị ngọt sẽ được cho vào gạo nếp để hấp cùng. Cụ thể ở đây, người ta sẽ sử dụng đường cát.
Để hấp, gạo nếp đã ngâm sẽ được lót bằng vải lưới để cho vào hộp gỗ. Chiếc hộp gỗ này sẽ được đặt trên nồi nước và đun với lửa to để hấp.
Theo những người có kinh nghiệm, gạo nếp chín thì phải đủ mềm để một chiếc đũa có thể xuyên qua. Nếu gạo nếp chưa chín sẽ không thể tiến hành giã để làm mochi.
Giã
Sau khi hấp gạo với đường cát, người ta sẽ tiến hành công đoạn giã hỗn hợp này. Người Nhật thường giã hỗn hợp gạo nếp trong một cối gỗ lớn (hoặc cối đá). Công việc giã đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của 2 người. Theo đó, công việc của người đầu tiên là thực hiện nhấc và đảo khối bột gạo nếp trong cối giã. Người còn lại sẽ nhấc chày giã lên và giã xuống. Cả 2 người phải phối hợp sao cho công việc giã diễn ra liên tục và nhanh nhất có thể. Cứ như thế, công đoạn giã sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi gạo nếp thành khối bột trắng mịn kết dính và dẻo.
Trong quá trình giã, nước và không khí là yếu tố ảnh hưởng đến bánh mochi làm ra. Vì lẽ, khối bột nếp sẽ không bị dính vào bề mặt cối và chày giã khi thêm nước vào. Tất nhiên hàm lượng nước này là rất ít. Song, việc giã cũng góp phần thêm không khí vào khối bột nếp. Nhờ vậy sẽ giúp lớp vỏ bánh mochi không bị quá cứng, trở nên dẻo và dễ ăn hơn khi thành phẩm.
Tạo hình bánh thành phẩm
Công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất bánh mochi theo phương pháp truyền thống là tạo hình thành phẩm. Một khối bột mochi lớn sẽ được chia thành những viên tròn nhỏ. Sau đó, người ta sẽ áo bên ngoài bánh bằng một lớp bột (chủ yếu là bột kinako) để chống dính.
Sau khi hoàn thành, bánh mochi có thể thưởng thức ngay. Ngoài ra, bánh có thể được nướng hoặc chế biến thành các món ăn khác. Ngày nay, để đa dạng bánh mochi hơn, người ta sẽ cho thêm đậu đỏ, matcha,… vào nhân bánh. Đồng thời, người ta cũng tạo màu và nhiều hình dạng bánh mochi để lựa chọn.
Thúy Duy