Trên thực tế, nhiều người đã sử dụng các sản phẩm chức năng để cung cấp acid béo omega-3 cho cơ thể. Trong đó, việc lựa chọn dầu cá được ưa chuộng hơn cả. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất dầu cá nhé! Hiện nay, dầu cá tồn tại rất nhiều dạng với nhiều phương pháp sản xuất khác nhau. Do đó phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến quy trình sản xuất dầu cá dạng viên nang. Đây cũng là sản phẩm dầu cá phổ biến nhất.
Thuyết minh quy trình
Sơ chế nguyên liệu
Cá tươi sau khi được nhà máy tiếp nhận sẽ thực hiện việc phân loại. Sau đó, nguyên liệu sẽ được sơ chế và rửa sạch bằng máy rửa cá công nghiệp. Công đoạn này sẽ giúp thành phẩm làm ra giảm được mùi tanh của cá. Đặc biệt, phần mỡ, gan, thịt, lườn, đầu cá chứa nguồn chất béo khá cao. Do đó, nhà sản xuất sẽ sử dụng tối ưu các bộ phận này để sản xuất dầu cá.
Một số loại cá có hàm lượng dầu cao như cá thu, cá trích, cá ngừ và cá hồi thường được lựa chọn.
Hấp cá
Thực chất đây là quá trình gia nhiệt và là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất dầu cá. Bởi lẽ, công đoạn hấp sẽ quyết định đến hàm lượng dầu có thể ép được thành phẩm. Mục đích của quá trình hấp để giải phóng dầu từ các nơi chứa chất béo của cá.
Công đoạn hấp cá phải đảm bảo thời gian gia nhiệt và nhiệt độ chính xác. Mỗi loại cá sẽ có thời gian và nhiệt độ hấp khác nhau. Với nhiệt độ hấp khoảng 95°C – 100°C trong thời gian khoảng 20 phút được xem là điều kiện lý tưởng chung cho quy trình sản xuất dầu cá.
Một số nhà sản xuất thường sẽ nghiền nhỏ cá để hấp chín. Cách làm này sẽ giúp nhiệt dễ truyền vào bên trong nguyên liệu khi hấp.
Ép bã và tách nước ra khỏi bã cá
Sau khi hấp xong, thịt cá sẽ được phân thành 3 phần bao gồm lớp cặn (bã) ở dưới cùng, lớp nước ở giữa và lớp dầu cá ở bên trên. Nhà sản xuất sẽ sử dụng phần nước và phần bã cá cho vào máy ép công nghiệp để ép hết nước.
Ngoài ra, nhà sản xuất có thể lựa chọn phương pháp ép ly tâm để ép bã cá và nước. Tất nhiên, phần nước ép ra sẽ được thực hiện tiếp các công đoạn sau đó. Còn phần bã cá thường sẽ được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm công nghiệp khác. Đơn cử là sản xuất bột cá.
Mục đích của quá trình ép bã là để thu được chất lỏng (gồm dầu là nước) từ nguyên liệu. Tức là thu tinh dầu (dầu thô) từ xác cá. Giai đoạn này nhà sản xuất sẽ tiến hành phân tách dầu và nước bằng cách sử dụng máy bay hơi nước.
Do có tính chất nhẹ hơn nước nên việc tách dầu sẽ được thực hiện dễ dàng. Dầu cá trước khi đến nơi chứa sẽ qua bước tinh luyện. Nhằm loại bỏ tạp chất trong dầu để đảm bảo khi bảo quản.
Thành phẩm
Nhà sản xuất sẽ thu nhận được dầu cá nguyên chất sau khi tách nước. Việc cuối cùng khi thu nhận lượng dầu cá tinh khiết đó là sấy nóng để chúng không bị đông lại. Từ đó, dễ dàng thực hiện quá trình điều chế và sản xuất sản phẩm tiêu dùng.
Cuối cùng, dầu cá sẽ được đưa qua máy đóng viên nang. Khi hoàn tất, nhà sản xuất sẽ hoàn thành các khâu về nhãn dán thông tin sản phẩm,… để lưu kho.
Thiết bị dùng trong quy trình sản xuất dầu cá
Việc hỗ trợ của các loại máy móc, thiết bị công nghiệp hiện đại trong quy trình sản xuất dầu cá luôn được áp dụng. Những thiết bị này luôn đảm bảo năng suất và chất lượng thành phẩm. Dưới đây là những loại máy quan trọng, không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất dầu cá:
Máy rửa cá, mổ cá công nghiệp: Giúp sơ chế cá sạch sẽ, đúng cách, đảm bảo dầu cá không bị nhiễm các loại tạp chất. Thêm vào đó, thành phẩm sẽ được loại bỏ được mùi tanh.
Tủ hấp chín cá: Yêu cầu chung của các loại tủ hấp cá là phải được làm từ inox, thiết kế kín.
Máy vắt ly tâm, máy ép thịt cá: Cách sử dụng giản hơn, thời gian thực hiện nhanh. So với máy ép, máy ly tâm sẽ làm giảm đáng kể tải nhiệt trên nguуên liệu. Tuy nhiên máу lу tâm ѕẽ cho ra chất rắn với độ ẩm cao hơn ѕo với máy ép.
Máy đóng viên nang: Sử dụng cho quy trình sản xuất dầu cá dạng viên nang. Còn những sản phẩm dầu cá khác sẽ không cần đến thiết bị này.
Thúy Duy