Chạo tôm hiện nay được nhiều đối tượng lựa chọn trong bàn ăn. Điểm nổi bật nhất của nó là đơn giản và không cần nhiều thời gian chế biến. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất chạo tôm nhé! Tất nhiên phạm vi bài viết chỉ gói gọn trong những công đoạn cần trải qua để tạo thành phẩm.
Nguyên liệu
Tôm là nguyên liệu chính để làm chạo. Sau khi đến nơi tiếp nhận, tôm sẽ được sơ chế (bóc vỏ, bóc chỉ tôm, bỏ đầu,…) Ngoài tôm, nhiều nhà sản xuất có thể sử dụng thêm cá. Tất nhiên cá cũng được sơ chế kỹ lưỡng để lấy phần thịt. Cách sử dụng nguyên liệu này sẽ giúp sản phẩm có nhiều dưỡng chất hơn từ nhiều loại thịt nguyên liệu. Đồng thời cũng giúp cân bằng chi phí của nguyên liệu đầu vào.
Quết chạo
Nguyên liệu sẽ được rửa lại khi đã sơ chế xong. Quá trình rửa nhằm mục đích loại bỏ tạp chất còn sót trong nguyên liệu. Công đoạn rửa trong quy trình sản xuất chạo tôm cần thực hiện ở nhiệt độ không quá 50oC.
Tôm và nguyên liệu phụ (phần thịt cá nếu có) sẽ được quết thô. Mục đích để làm đứt liên kết protein của thịt nguyên liệu. Đồng thời giúp nguyên liệu thấm gia vị trong công đoạn sau đó.
Khi quết xong, nguyên liệu sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Điều kiện này nhằm tránh các biến đổi hoá học không mong muốn xảy ra.
Phối trộn
Công đoạn này nhằm giảm lượng nước trong nguyên liệu. Điều này sẽ giúp công đoạn phối trộn sau đó diễn ra thuận lợi hơn.
Tôm và nguyên liệu phụ (phần thịt cá nếu có) sẽ được thực hiện phối trộn. Gia vị cũng sẽ được thêm vào ở công đoạn này. Các gia vị chủ yếu là muối, hạt nêm, đường,… hoặc gia vị riêng biệt của nhà sản xuất để tạo chạo tôm có đặc trưng riêng. Ngoài ra đối với quy mô công nghiệp, nhà sản xuất có thể sử dụng thêm phụ gia thực phẩm như chất tạo vị, chất tạo độ dai,… Tất nhiên việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải trong quy định cho phép về an toàn thực phẩm.
Sau khi phối trộn, hỗn hợp chạo sẽ có độ gel, dẻo dai nhất định. Đồng thời tăng độ giữ nước, duy trì màu sắc tự nhiên cho sản phẩm, tạo độ bóng bề mặt, tác dụng bảo quản và tạo vị.
Cuốn chạo thành phẩm
Hỗn hợp thịt chạo sẽ được nặn vào một thanh dài cố định. Cụ thể là thanh mía đã gọt vỏ. Mục đích sẽ giúp thịt chạo có vị mía sau khi chế biến. Ngoài ra nhà sản xuất cũng có thể sử dụng khúc sả để tạo mùi vị của sả. Hiện nay, thanh mía hay sả để làm chạo cũng được sản xuất. Nhờ vậy khi làm chạo sẽ giúp thuận tiện hơn.
Chạo tôm sẽ được chuyển qua dây chuyền đóng hộp với số lượng chạo khác nhau. Sau đó là đóng kín để in nhãn dán thông tin sản phẩm lưu kho tiêu thụ.
Thành phẩm có thể được chiên, hấp hoặc chế biến các kiểu tùy thích. Thêm vào đó, chạo tôm cũng có thể dùng kèm với một số món ăn khác hay đơn giản chỉ thưởng thức như món ăn vặt cũng rất ngon.
Thúy Duy