Bánh đậu xanh là món ăn hết sức dân dã và quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Song, loại bánh này có nhiều cách làm khác nhau. Vậy, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình chung nhất để sản xuất bánh đậu xanh nhé! Do bánh đậu xanh là đặc sản của nhiều vùng miền và mỗi vùng miền sẽ có đặc trưng riêng. Thêm vào đó, bánh có loại chay mặn khác nhau. Vì vậy, phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến bánh đậu xanh Hội An nhân mặn.
Tổng quan
Bánh đậu xanh phố cổ Hội An rất dễ nhận biết với phần nhân bên trong. Khi đến Hội An, ai ai cũng mua cho mình một ít bánh đậu xanh thưởng thức hay làm quà cho người thân. Lớp vỏ bánh đậu xanh vàng, mềm, tuy nướng những cũng có độ giòn vừa phải. Miếng bánh tan ngay trong khoan miệng là điều kích thích nhất khi thưởng thức. Bên cạnh đó, phần nhân mềm mang đến một cảm giác rất lạ.
Hiện nay nhiều hộ gia đình tại Hội An vẫn giữ được cách làm truyền thống của bánh đậu xanh. Nó giống như một công thức bí truyền của vùng đất này.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, bánh đậu xanh của Hội An có 2 loại nhân chính là nhân chay và nhân mặn. Đây cũng là điểm khác biệt so với các loại bánh đậu xanh ở vùng khác.
Quy trình sản xuất
Vỏ bánh
Đậu xanh sẽ được dùng làm vỏ bánh. Theo đó, đậu xanh được chọn phải là loại hạt nhỏ, ruột có màu vàng. Sau đó, hạt đậu xanh được vo thật sạch qua nước nhiều lần. Phần vỏ đậu sẽ loại bỏ, hạt đậu vàng sẽ được luộc chín. Cuối cùng, hạt đậu sẽ được làm nhuyễn thành bột đậu xanh nguyên chất.
Nhào trộn
Đường cát trắng sẽ được nấu với nước để trộn với bột đậu xanh. Khi nhào trộn cần cho nước đường vào từ từ. Mục đích để bột vừa đủ độ ẩm, không quá ướt hay bị khô. Nếu thao tác không khéo sẽ làm khối bánh khó kết dính ở công đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, đây là công đoạn cần thợ có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm khi sản xuất bánh đậu xanh của Hội An. Bột bánh phối trộn sẽ được ủ khoảng 1 đêm để có độ khô chuẩn lại, tăng độ kết dính giúp dễ tạo hình.
Nhân bánh
Mỡ sẽ được dùng làm nhân đối với bánh mặn. Nó sẽ được rán cho chín. Khi rán phải canh sao cho mỡ không được quá già hoặc quá non. Vì sẽ làm bánh mất mùi thơm và vị béo ngậy đặc trưng.
Nếu muốn tăng vị của bánh, thợ sẽ nêm thêm chút ít gia vị như muối, tiêu, đường theo một tỷ lệ riêng của công thức gia truyền vào nhân.
Tạo hình
Ở Hội An, bánh đậu xanh sẽ có hình tròn và hình vuông. Trên mặt bánh sẽ được in một chữ Hán mang ý nghĩa là tốt lành.
Bột đậu xanh sẽ được cho vào nửa khuôn (khuôn chuyên dụng làm bánh đậu xanh Hội An). Sau đó sẽ điểm thêm phần nhân ngay giữa bánh. Cuối cùng sẽ phủ đầy bột đậu xanh cho cả khuôn bánh. Khi bột bánh được nén chặt sẽ gõ nhẹ xuống mặt phẳng để lấy bánh ra.
Nướng bánh thành phẩm
Bánh sẽ được cho vào khay sấy ở nhiệt độ cao với thời gian vừa đủ để bánh chín. Khi sấy không nên để bánh bị cháy xém. Cuối cùng, bánh sẽ được cho vào túi chứa để tránh tiếp xúc với không khí, giữa được đặc tính của bánh.
Tạm kết
Chỉ với nguyên liệu đơn giản đã làm nên chiếc bánh đậu xanh của Hội An. Tuy vẻ ngoài không cầu kì, thế nhưng chiếc bánh này là cả tuổi thơ của người dân nơi Phố Cổ. Đặc biệt, cách sản xuất bánh đậu xanh nơi đây không nơi nào thấy thế được.
Thúy Duy