Tiếp theo sau nhóm phụ gia chống oxy hóa BHA và BHT, hôm nay Foodnk tiếp tục giới thiệu đến các bạn phụ gia tiếp theo trong nhóm này là tBHQ:
tBHQ (Tert-Butyl Hydroquinone)
INS: 319, ADI: 0 – 0.7.
1. Khái niệm – Bản chất
Là một hỗn hợp gồm Mono – tert – butylhydroquinone, t – butylhydroquinone, 2 – (1,1 – dimethylethy) – 1,4 – benzenediol. Có công thức phân tử là C10H14O2.
2. Tính chất – Đặc điểm
Tên thương mại là Embanox tBHQ, Sustane tBHQ… có khối lượng phân tử là 166,22.
Là chất rắn dạng tinh thể màu trắng, trắng kem, đôi khi có màu vàng nâu nhạt, có mùi đặc trưng. Tan ít trong nước (<1%), tan vô hạn trong etanol, ether, axetat, axeton, ete và propane – 1,2 – diol, bị tổn thất dưới tác dụng của nhiệt. Nhiệt độ sôi là 300oC ở 760mmHg, nhiệt độ nóng chảy khoảng 14 – 150oC sau khi làm khô.
Không tạo màu với ion kim loại ( Fe) là đặc điểm ưu việt, giúp cho quá trình chế biến được tiến hành dễ dàng. Tuy nhiên, tBHQ lại tương tác với các amin tự do tạo sản phẩm có màu đỏ, hạn chế khả năng ứng dụng của nó trong các sản phẩm có protein.
Chống oxy hóa hiệu quả nhất đối với loại dầu thực vật và một số chất béo động vật.
3. Công thức cấu tạo
tBHQ là một hữu cơ thơm phenol tổng hợp hoá học. Nó là một dẫn xuất của hydroquinone, thay thế bằng một nhóm tert-butyl.
4. Cơ chế tác dụng
Về cơ bản thì cơ chế của tBHQ cũng giống như các chất chống oxi hóa gốc phenol. Có tác dụng chống oxi hóa rất hiệu nghiệm, được sử dụng rất rộng rãi. Có tác động hiệu quả đối với dầu mỡ đặc biệt là dầu thực vật, sử dụng trong khoai tây chiên, dầu bông, thịt bò viên, ngũ cốc khô, pizza, nước sốt,…
5. Độc tố – Liều lượng cho phép
Chất tBHQ cũng được hấp thu qua đường ruột non và có thể tồn tại trong mô bào, chúng có thể tham gia vào quá trình trao đổi chất của người và động vật và cuối cùng được lọc bởi thận và thải ra ngoài qua nước tiểu, là chất ít độc.
Không gây dị ứng da nhưng có nghi ngờ gây ung thư. Cấm sử dụng ở Nhật Bản và một số nước khác.
Liều lượng gây chết ở chuột là LD50 = 700 – 1000mg/kg.
6. Công dụng
Được dùng phổ biến nhất hiện nay vì ít độc hơn BHT và BHA.
Mức sử dụng trong dầu hoặc margarin là 0.02%, nếu kết hợp với BHA hay BHT thì 0.006%, 0.02% nếu kết hợp với BHA và BHT, trong bảo quản mỡ là 0.01%.
tbhq là một chất chống oxy hóa được dùng rộng rai trong thực phẩm, mỹ phẩm, cao su đặc biệt là dùng chống oxy hóa trong bảo quản dầu mỡ, trong bao gói thực phẩm có nhiều chất béo. Với nồng độ 0.002% đủ để bảo quản tốt dầu mỡ. Tác dụng bảo quản tăng lên nếu kết hợp với chất chống oxy hóa khác. Nó còm được sử dụng như một chất ổn định để hạn chế sự trùng hợp tự động của các peroxit hữu cơ.
Chức năng và lợi ích:
Là chất chống oxy hóa rất tốt cho dầu mỡ, có khả năng làm giảm sự tổn thất chất dinh dưỡng, duy trì tốt chất lượng và phẩm chất ban đầu của dầu mỡ trong quá trình vận chuyển xa.
Được sử sụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm. Tác động hiệu quả đối với dầu mỡ, đặc biệt là dầu thực vật. Có khả năng bảo vệ các sản phẩm chiên, giúp cải thiện thời gian bảo quản.
7. tBHQ trong sản phẩm thực phẩm
Thường được sử dụng trong các sản phẩm sấy khô. Sử dụng trong khoai tây chiên, dầu bông, thịt bò viên, ngũ cốc khô, pizza, nước sốt…
STT | Nhóm Thực Phẩm | ML |
1 | Thức ăn tráng miệng có sữa (VD: kem, sữa lạnh, bánh pudding, sữa chua hoa quả hoặc có hương liệu…) | 200 |
2 | Dầu và mỡ không chứa nước | 200 |
3 | Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nugar… | 200 |
4 | Sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm | 200 |
5 | Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú nguyên miếng hoặc cát nhỏ. | 100 |
6 | Thủy sản, sản phẩm thủy sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp muối kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai | 200 |
7 | Nước chấm và các sản phẩm tương tự | 200 |
www.foodnk.com