Theo truyền thống, hoa được sử dụng chủ yếu trong việc trang trí. Dần dần trong thực đơn trên khắp thế giới, bắt đầu xuất hiện các loại hoa ăn được và sử dụng trong nhiều phong cách ẩm thực khác nhau. Những loài hoa này có thể mang lại hương vị và màu sắc độc đáo cho nhiều món ăn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra một số hoạt tính sinh học có trong các loại hoa này, vì thế chúng thậm chí có thể mang lại giá trị về mặt sức khỏe.
Ngoài việc chúng không chỉ được sử dụng rộng rãi như đồ trang trí, mà việc tiêu thụ hoa như nguyên liệu thực phẩm ở nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới như một phần của ẩm thực truyền thống. Thậm chí các đặc tính sinh học của chúng còn được tận dụng trong y học.
Nhiều loài hoa ăn được có thể được coi hơn cả một món ăn ngon hoặc một món trang trí, do giá trị dinh dưỡng của chúng như là nguồn cung cấp protein và các amino acid thiết yếu.
Thành phần dinh dưỡng của các loại hoa ăn được
Theo thông tin từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho rằng, trong hoa thường có hàm lượng cacbohydrat cao. Tuy nhiên, vì chỉ một lượng nhỏ hoa được sử dụng trong các chế phẩm nên hoa ăn được giàu carbohydrate được chấp nhận ngay cả trong chế độ ăn hạn chế carbohydrate. Hàm lượng chất xơ trong hoa thay đổi tùy theo loài.
Khi hoa được nấu chín ở các nhiệt độ khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng của một số yếu tố dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin và loại acid béo có trong thành phẩm.
Hoạt tính sinh học của các loại hoa ăn được
1. Hoa dâm bụt
Cây dâm bụt tạo ra những bông hoa lớn, nó thường mọc ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Loại mà chúng ta có thể ăn được phổ biến nhất được biết đến là roselle hoặc Hibiscus sabdariffa.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cây dâm bụt có thể giúp giảm huyết áp và mức cholesterol, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về cách cây dâm bụt có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chúng ta có thể ăn hoa ngay từ cây, nhưng nó thường được dùng làm trà hay được thưởng thức cùng với các món mứt hoặc salad.
2. Bồ công anh
Bồ công anh được biết đến nhiều nhất là loài cỏ dại, tuy nhiên, chúng thuộc nhóm các loài hoa ăn được do có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp các hợp chất thực vật khác nhau, được biết là có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trên thực tế, mọi bộ phận của bồ công anh đều có thể sử dụng được như rễ của nó thường được ngâm để làm trà, trong khi phần xanh có thể được dùng sống như một món salad hoặc một lớp phủ bánh mì sandwich.
3. Hoa oải hương
Hoa oải hương là một loại thảo mộc thân gỗ và được trồng ở các vùng phía bắc Châu Phi và Địa Trung Hải. Hương thơm đặc trưng là điểm nổi bật của nó, thêm vào đó, nó còn có tác dụng làm dịu.
Theo thông tin từ trang Healthline cho thấy, sự kết hợp của màu sắc và hương thơm từ hoa oải hương với một số loại thực phẩm bổ sung, sẽ làm gia tăng sự hấp dẫn cho nhiều loại thực phẩm như bánh nướng, trà thảo mộc, gia vị khô,…
4. Hoa kim ngân
Theo thông tin từ trang Healthline cho rằng, hoa và chiết xuất của cây kim ngân được dùng để ăn hoặc bôi lên da để điều trị các tình trạng viêm nhiễm khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của nó như một liệu pháp chữa bệnh cho con người vẫn chưa được chứng minh một cách khoa học.
Trong thế giới ẩm thực, hoa kim ngân thường được dùng để pha trà hoặc một loại siro có mùi thơm, để làm ngọt trà đá, nước chanh, sữa chua hoặc thay thế đường trong các công thức làm bánh mì.
Trong khi hoa kim ngân và mật hoa của nó hoàn toàn an toàn để ăn, hãy lưu ý rằng quả mọng của một số giống có thể gây độc nếu ăn phải với số lượng lớn.
5. Hoa sen cạn
Hoa sen cạn là thực phẩm từ thực vật có màu sắc rực rỡ và hương vị độc đáo, thơm ngon. Ngoài chứa các thành phần bổ dưỡng, nó còn chứa nhiều các khoáng chất và hợp chất tăng cường sức khỏe, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
Cả lá và hoa của cây sen cạn đều có thể ăn được và có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Chúng có đặc điểm hương vị cay nồng, hơi cay, mặc dù bản thân hoa nhẹ hơn lá.
Vy Đặng