Trong những năm gần đây, măng tây là loại thực phẩm được góp mặt trên bàn ăn của nhiều người. Thậm chí nó còn là loại thực phẩm chính yếu cho một chế độ ăn kiêng hiệu quả. Bởi lẽ, tất cả những dưỡng chất trong măng tây đều tốt nhất cho cơ thể con người. Thế nhưng, những đối tượng sau đây không nên ăn măng tây để tránh gây tác hại cho sức khoẻ.
Tổng quan về măng tây
Không có gì để bàn cãi về công dụng và dưỡng chất mà măng tây mang lại cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng ở mức khá cao. Đồng thời, măng tây cũng tồn tại một số chất mà chúng ta không tìm thấy ở các loại thực phẩm khác.
Theo đánh giá của người dùng, măng tây sẽ giòn và ngon hơn khi chế biến. Hơn hết sau quá trình chế biến, thực phẩm này vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng. Không chỉ có vậy, xét về phương diện y học thì măng tây sẽ khiến chúng ta tin dùng hơn nữa. Bởi lẽ, nó được sử dụng như một loại thuốc trị lợi tiểu và còn nhiều công dụng bất ngờ khác.
Trong măng tây chứa khoảng 93% là nước. Ngoài ra, vitamin B6, canxi, beta-carotene có hàm lượng ổn định để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng calo trong măng tây rất ít (khoảng 2,1%/100g măng tây). Vì vậy, nếu đang trong quá trình ăn kiêng để thay đổi vóc dáng thì đây sẽ là nguồn thực phẩm đáng giá. Đặc biệt, măng tây có khả năng giúp cơ thể chống oxy hoá nhờ vào thành phần glutathione. Hơn nữa, acid amin asparagin tồn tại trong thực phẩm này rất có ích cho hoạt động của não bộ.
Những đối tượng không nên dùng măng tây
Tuy tốt cho sức khỏe, thế nhưng măng tây cũng kiêng kỵ đối với một số đối tượng sau:
Người mắc bệnh phù nề
Người mắc bệnh suy tim, suy thận là tiền đề dẫn đến tình trạng bệnh phù nề xảy ra. Để hạn chế căn bệnh phù nề không trầm trọng thêm thì việc loại bỏ măng tây trong khẩu phần ăn là điều bắt buộc. Nếu muốn thưởng thức hương vị của loại thực phẩm này thì việc hỏi ý kiến bác sĩ rất cần thiết. Đồng thời cũng là phương thức tốt nhất đảm bảo sức khoẻ khi đang mắc bệnh phù nề.
Người trong quá trình điều trị cao huyết áp
Măng tây là loại thực phẩm giúp ổn định huyết áp khi huyết áp tăng cao hoặc hạ xuống thấp. Thế nhưng, nếu bạn đang trong quá trình dùng thuốc để điều trị huyết áp tăng cao thì măng tây sẽ gây phản tác dụng. Bởi vì thành phần dưỡng chất trong măng tây sẽ phản ứng với thuốc rất nhanh. Từ đó, khi dùng măng tây có thể làm huyết áp xuống thấp rất nguy hiểm.
Người mắc bệnh gout
Acid uric tăng cao khi hấp thụ chất purin từ thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh gout xảy ra. Và để căn bệnh gout không trở nặng bạn nên tránh xa loại thực phẩm là “ổ chứa” purin. Tất nhiên, măng tây là thực phẩm chứa chất purin khá cao (khoảng 150mg/100g măng tây). Do đó bạn nên hạn chế dùng loại thực phẩm này nếu muốn tình trạng bệnh gout thuyên giảm.
Phụ nữ đang mang thai và trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ
Khoa học đã minh chứng rằng, măng tây là thực phẩm “vô hại” đối với cơ thể. Và tất nhiên, loại thực phẩm này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ và trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ. Thậm chí, măng tây còn là người nguồn cung cấp folate cho phụ nữ mang thai. Thế nhưng không vì vậy mà đối tượng này lại sử dụng măng tây quá nhiều. Bởi vì nếu quá lạm dụng măng tây sẽ gây ra một số vấn đề như làm thay đổi hương vị của sữa mẹ. Cụ thể, nếu trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ sẽ khiến trẻ đầy hơi do nguồn sữa mẹ truyền qua. Theo khuyến nghị, phụ nữ trong thai kỳ dùng không quá 400mcg/1 ngày (khoảng 3 cây măng tây).
Đối tượng có bệnh dị ứng
Những người thường bị dị ứng với nhóm rau như: hành tây, tỏi, hẹ,… cũng sẽ gặp tình trạng dị ứng nếu sử dụng măng tây. Bởi vì có khoảng 6 hợp chất gây dị ứng tồn tại trong măng tây. Nếu không may cơ thể bị dị ứng sau khi ăn măng tây, chúng ta có thể uống nước gừng hoặc nước mật ong nóng. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách tốt nhất chúng ta nên đến bác sĩ ngay sau đó.
Thúy Duy