Nhiều người tìm đến cà phê như một loại thức uống làm bật dậy tinh thần để tỉnh táo hơn. Đặc biệt là trong công việc. Tuy nhiên, có một số người lại thấy tinh thần rất uể oải, mệt mỏi và hơn hết là rất buồn ngủ khi dùng loại thức uống này. Vậy, nguyên nhân nào đã khiến bạn buồn ngủ khi uống cà phê? Trong bài viết sau, Foodnk sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời nhé!
Tại sao uống cà phê lại buồn ngủ?
Chất adenosine bị cản trở bởi caffeine
Khi uống cà phê, chất caffeine sẽ được cơ thể hấp thụ và vận chuyển đến các cơ quan, trong đó có não bộ. Tại não bộ, caffein sẽ kết nối với các thụ thể adenosine. Adenosine là chất làm cơ thể buồn ngủ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ thức – ngủ. Chất adenosine này càng thấp sẽ khiến bạn không thể chợp mắt được. Ngược lại, cơ thể sẽ trở nên buồn ngủ khi adenosine tăng cao.
Khi quá trình liên kết giữa adenosine và caffein diễn ra sẽ khiến não bộ không tiếp nhận được adenosine. Tuy nhiên, lúc này adenosine vẫn được não bộ sản sinh. Khi quá trình liên kết giữa adenosine và caffein kết thúc. Cũng tức là chất caffeine đã được hấp thụ hết. Lúc này, adenosine tích tụ được ở não bộ sẽ hoạt động. Cũng vì vậy mà cơ thể sẽ thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Dùng cà phê với đường quá nhiều
Đối với một số người, cà phê là loại thức uống rất khó thưởng thức. Chính vì vậy, nhiều người sẽ cho nguyên liệu ngọt vào cốc cà phê. Thường thấy nhất đó chính là đường. Nguyên liệu này sẽ giúp tăng cảm giác hưng phấn. Đồng thời được cơ thể hấp thụ rất nhanh.
Khi dung nạp quá nhiều đường, cơ thể sẽ sản sinh insulin để cân bằng lại hàm lượng đường đó. Đồng thời hàm lượng đường trong máu sẽ giảm. Khi hàm lượng đường trong máu giảm cũng như dần phân rã hết sẽ dẫn đến sự hưng phấn biến mất. Cũng vì vậy mà cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Do đó, khi bạn dùng cà phê với đường quá nhiều sẽ khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn.
Được biết, bữa ăn của bạn có chứa đường sẽ tạo cảm giác mệt mỏi trong vòng 1 giờ – theo Neuroscience & Biobehavioral Rewiews. Điều này cũng tương tự khi bạn dùng cà phê với mật ong, kem hoặc siro.
Tác nhân đến từ sữa
Sữa cũng như các chế phẩm từ sữa được biết đến là nguồn trytophan (amino acid) tác động trực tiếp đến giấc ngủ. Chính vì lý do này, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên dùng 1 cốc sữa ấm trước khi ngủ để bắt đầu ngày làm việc với tinh thần tốt hơn.
Tuy nhiên, hàm lượng trytophan trong sữa rất ít. Vậy nên khi dùng sữa chung với cà phê xác suất rất thấp để xảy ra tình trạng buồn ngủ. Thế nhưng, không loại trừ khả năng cơ thể bạn nhạy cảm hoặc đang mệt mỏi, lừ đừ nên khi uống cà phê với sữa sẽ không có tác dụng tỉnh táo.
Thiếu ngủ kéo dài
Cà phê sẽ không thể giúp tỉnh táo khi bạn đang trong trạng thái mệt mỏi, đặc biệt là thiếu ngủ kéo dài. Khẳng định này đã được minh chứng từ Viện nghiên cứu American Academy of sleep Medicine và Sleep Research Society.
Khi bạn mất ngủ kéo dài cũng là lúc adenosine ở não bộ tăng cao bất thường. Cũng vì vậy hàm lượng adenosine này đã vượt khả năng ức chế của caffeine. Lúc này, nếu muốn tỉnh táo bằng việc uống cà phê là vô nghĩa. Mà ngược lại, bạn sẽ càng rơi vào tình trạng mệt mỏi, bồn chồn lo lắng,… Cách tốt nhất là bạn phải nghỉ ngơi để bù lại số giờ thiếu ngủ. Cũng tức là điều chỉnh adenosine về như bình thường.
Tạm kết
Giúp tinh thần tỉnh táo là công dụng vốn có của cà phê. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá lạm dụng, hoặc uống loại thức uống này không khoa học thì khó tránh khỏi gây phản tác dụng. Để hạn chế việc uống cà phê gây buồn ngủ, bạn nên thưởng thức nó từ 1 – 2 tách cà phê trong 1 ngày (tương đương 50mg – 100mg caffein). Đồng thời bạn chỉ nên cho thêm đường hoặc sữa với hàm lượng ít vào tách cà phê mà thôi. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm nước sau khi dùng cà phê để hạn chế việc buồn ngủ khi uống loại thức uống này.
Thúy Duy