Tây Ninh là một vùng đất nhiều nắng gió, ở đây không phải làng nghề làm muối cũng không phải vùng chuyên canh nuôi trồng tôm nhưng lại là nơi sản xuất ra loại muối trứ danh mang tên muối tôm Tây Ninh.
Tây Ninh – Vùng đất thánh
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90km về phía Tây Bắc.
Tây Ninh có diện tích 4.045 km², dân số hơn 1,7 triệu người. Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài và Xa Mát), 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Tương tự như thời tiết phía Nam thì Tây Ninh cũng có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây khoảng 27°C.
Vùng đất Tây Ninh nổi tiếng với các địa danh tâm linh như núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài,… Ngoài ra, nơi đây còn có một đặc sản nổi tiếng không kém, đó là muối tôm. Muối tôm Tây Ninh được làm từ những nguyên liệu đơn giản như tôm khô, muối, ớt, tỏi,… nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, nó đã trở thành một món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Muối tôm có màu sắc đỏ cam bắt mắt, mùi thơm nức cùng vị mặn, ngọt, cay hài hòa đến nỗi có thể phối hợp với bất cứ món ăn nào cũng làm dậy lên hương vị của món ăn đó.
Sự ra đời của muối tôm Tây Ninh
Muối tôm đã đi vào đời sống ẩm thực của người Tây Ninh từ rất lâu đời. Nó là một món ăn dân dã, bình dị nhưng lại rất đậm đà hương vị quê hương. Câu chuyện về nguồn gốc của thức quà quê này là một câu chuyện đa thanh được tổng hợp từ nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau.
Giả thuyết 1
Theo lời kể từ những người lớn tuổi có nhiều thâm niên trong nghề thì loại muối này ra đời trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của quân và dân ta. Lúc đầu do tận dụng tất cả những thức sẵn có như tép, tôm. Đến múa bắt được nhiều, họ ăn không hết nên phơi khô ăn dần. Khi thấy những người bộ đội ăn uống kham khổ, họ nghĩ ra cách giã nhuyễn trộn với muối để tiếp tế cho bộ đội.
Sau khi giải phóng, món muối tôm này vẫn được nhiều nhà sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và trở thành món thiết yếu trong những túi cơm mang lên nương rẫy khi khai hoang, mở đất trở thành một món ăn quen thuộc, gắn bó với người dân Tây Ninh qua bao thế hệ.
Mãi đến sau này khi kinh tế đã khá hơn thì muối tôm đa phần được dùng để làm gia vị chấm kèm với trái cây. Du khách khi ghé thăm Tây Ninh sau khi thưởng thức loại gia vị này thì cảm thấy ngon nên có nhu cầu mua về ăn và làm quà. Người ta thấy được tiềm năng kinh doanh nên mở ra sản xuất nhiều và từ từ thì muối tôm Tây Ninh trở thành một làng nghề.
Giả thuyết 2
Có một số giả thuyết về nguồn gốc của muối tôm Tây Ninh. Một giả thuyết cho rằng, món ăn này được ra đời trong thời gian xây dựng hồ Dầu Tiếng (1981 – 1985). Khi đó, những công nhân đến từ các tỉnh miền Trung đã mang theo tôm để có thể bảo quản lâu và thay đổi khẩu vị bữa ăn hàng ngày. Họ đã chế biến ra món muối tôm bằng cách kết hợp tôm với muối. Một giả thuyết khác cho rằng, muối tôm Tây Ninh trở thành đặc sản là vì ở đây đa phần người dân theo đạo Cao Đài, họ ăn chay rất nhiều.
Công nghệ muối Tây Ninh
Ngành kinh doanh muối tôm ở Tây Ninh
Muối Tây Ninh hiện được sản xuất ở hai dạng. Một là những lò muối/hộ nhỏ lẻ làm muối thủ công. Hai là những cơ sở sản xuất muối và thực phẩm, đăng ký thương hiệu muối Tây Ninh như HTX Gò Dầu.
Quy trình sản xuất muối Tây Ninh hiện nay là bán thủ công kết hợp máy móc hỗ trợ. Các máy móc này được sử dụng để xay, sấy, diệt khuẩn và đóng gói muối. Muối Tây Ninh được bán trực tuyến và thông qua một hệ thống đại lý, khách hàng khắp nơi.
Công nghệ sản xuất muối tôm Tây Ninh
Muối tôm Tây Ninh được làm từ các nguyên liệu chính là muối, ớt, tôm khô và các phụ liệu khác. Để tạo ra những hạt muối có hương vị hài hòa thì tỉ lệ phối trộn là điều quan trong nhất. Những cơ sở làm muối lâu đời như muối Như Ý, muối Mỹ Vân có tỷ lệ phối trộn riêng tạo ra hương vị đặc trưng nhất.
Sau khi phối trộn muối sẽ được mang đi rang ở độ khô nhất định, độ khô sau khi rang cũng là bí quyết riêng của từng cơ sở sản xuất. Khi rang xong thì sẽ phơi khô muối trong vòng 1 ngày rồi sấy trong thời gian từ 12 – 15 giờ ở nhiệt độ 80 – 90oC trong thiết bị sấy chuyên dụng. Sấy xong, muối tôm được xay nhuyễn trước khi đem chiếu tia cực tím để diệt vi khuẩn và đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối.
Trước đây, công đoạn phơi muối tôm được thực hiện hoàn toàn thủ công. Người thợ sẽ trải muối tôm ra trên một tấm bạt lớn và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Ngày nay, công đoạn phơi muối tôm đã được thay đổi bằng các lò sấy hiện đại.
>> Xem thêm Muối Tây Ninh – Công nghệ muối tôm cực ngon từ VinaOrganic
>> Xem thêm Cách làm muối ớt Tây Ninh ngon tuyệt dành chấm hải sản, chấm trái cây
Tạm kết
Muối Tây Ninh là một sản phẩm đặc biệt. Nó là một di sản nghề (tồn tại ở tri thức kỹ thuật chế biến muối, biến muối trở thành một sản phẩm văn hoá, đi vào bảng vị ẩm thực Việt…), và nó cũng là một hàng hoá thực phẩm gia vị. Muối Tây Ninh đang rất phát triển và tìm cách hội nhập vào cuộc sống hiện đại.
Nếu bạn muốn khởi nghiệp với sản xuất MUỐI ỚT TÂY NINH, hãy liên hệ ngay VinaOrganic để được tư vấn: VinaOrganic CO.,LTD
86 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline/Zalo: 0938299798 – 0975299798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Vân Thanh