Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngMật ong nổi bọt có phải sẽ gây nguy hại khi sử dụng?

Mật ong nổi bọt có phải sẽ gây nguy hại khi sử dụng?

Mật ong là một sản phẩm được thiên nhiên ban tặng. Loại nguyên liệu này còn có tiềm năng kinh tế rất cao. Bởi vì, giá trị của chúng trên thị trường tầm khoảng trên dưới 500.000 đồng/lít. Thực tế có nhiều loại mật ong khác nhau từ mật ong rừng tự nhiên hay mật ong nuôi công nghiệp. Thế nhưng, hầu hết chúng đều có điểm chung là thường nổi lớp bọt trắng trên bề mặt. Vậy, nguyên nhân nào đã khiến cho mật ong nổi bọt? Trong bài viết sau đây Foodnk sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Hầu hết mật ong đều có điểm chung là thường nổi lớp bọt trắng trên bề mặt. Vậy, nguyên nhân nào đã khiến cho mật ong nổi bọt...

Đây là nguyên nhân khiến mật ong nổi bọt

Việc mật ong nổi bọt trắng xưa nay được xem là một hiện tượng bình thường. Lớp bọt này xuất hiện là do một trong những nguyên nhân sau:

Quá trình lấy mật

Một trong những nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện lớp bọt trắng trên bề mặt mật ong là do quá trình thu hoạch. Khi thu hoạch mật ong, nếu sử dụng phương pháp gia công bằng tay thì nguyên liệu sẽ dễ lẫn phấn hoa, sáp ong. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm đi đáng kể hoặc không có nếu sử dụng bằng phương pháp máy móc, công nghệ hiện đại.

Quá trình vận chuyển

Điều này cũng rất dễ hiểu, đối với hầu hết các loại mật ong nói chung trong quá trình vận chuyển thì sản phẩm sẽ phải chịu ảnh hưởng của việc rung lắc,… Từ đó, sẽ tạo điều kiện dễ dàng để mật ong xuất hiện bọt trắng hơn.

Hoa lấy mật

Trong môi trường tự nhiên, mật ong rừng sẽ là loại chứa đa dạng phấn hoa. Nhờ vậy mà chúng lại tốt và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn mật ong nuôi. Chính mức độ phong phú của nhiều loại phấn hoa đã tạo nên lớp bọt trắng này. Chẳng hạn, đối với phấn hoa từ hoa nhãn hoặc chôm chôm sẽ tạo hàm lượng bọt nhiều hơn. Trong khi phấn hoa từ cà phê lại cho lượng bọt ít hơn rất nhiều.

Hầu hết mật ong đều có điểm chung là thường nổi lớp bọt trắng trên bề mặt. Vậy, nguyên nhân nào đã khiến cho mật ong nổi bọt...
Loại phấn hoa sẽ ảnh hưởng đến việc nổi bọt của mật ong

Nhiệt độ

Có thể nói, hầu hết các loại thực phẩm đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhiệt độ. Do đó, việc lớp bọt trắng trên bề mặt mật ong cũng ít nhiều phụ thuộc vào yếu tố này. Dễ thấy nhất là khi nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường bạn sẽ thấy lớp bọt trắng này xuất hiện nhiều hơn.

Hàm lượng nước có trong mật ong

Bạn có biết trong mật ong chứa hàm lượng nước đáng kể không? Thông thường hàm lượng nước này chiếm tỷ lệ từ 16% – 22%. Đặc biệt, hàm lượng dưới 19% cũng là điều kiện tốt để mật ong bảo quản được lâu hơn và mật ong cũng không lên men. Tuy nhiên, nếu hàm lượng nước tăng cao sẽ khiến mật ong loãng. Từ đó làm xuất hiện lớp bọt khí nhiều hơn.

Cách xử lý hết bọt mật ong

Mật ong xuất hiện lớp bọt trắng là hoàn toàn vô hại khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên dùng chúng trong khoảng thời gian nhất định. Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Lọ mật ong lên bọt trắng nên bảo quản cố định tại một chỗ kín, khô thoáng. Điều này sẽ làm giảm sự tác động lên mật ong. Nhờ đó lớp bọt trắng này sẽ tan nhanh hơn, nhiệt độ tốt nhất là 22oC – 32oC.
  • Cách đơn giản hơn là bạn hãy cho lọ mật ong vào tủ lạnh. Nhưng hãy nhớ là ngăn mát tủ lạnh nhé! Đồng thời, bạn chỉ nên để chúng một lúc đến khi thấy nhiệt độ lọ mật ong giảm xuống thì hãy mang ra là được.
  • Khi sử dụng mật ong nổi bọt, bạn nên đậy nắp lọ vừa phải, không quá chặt. Nhờ vậy mà bọt khí sẽ dễ thoát ra ngoài hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mở nắp lọ thường xuyên để giảm bớt khí gas trong lọ mật ong. Nhờ vậy, việc xuất hiện bịt trắng cũng giảm đi đáng kể.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI