Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệKhám phá quy trình sản xuất sản phẩm nước mắm truyền thống

Khám phá quy trình sản xuất sản phẩm nước mắm truyền thống

Những làng nghề sản xuất sản phẩm nước mắm tại Việt Nam đã luôn được gìn giữ và phát triển cho tới ngày nay. Với kinh nghiệm được lưu truyền lâu đời, nên nước mắm của nước ta rất thơm ngon và chất lượng. Để hiểu rõ hơn về quy trình làm nước mắm truyền thống như thế nào, hãy cùng Foodnk theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Điều tạo nên giá trị cho sản phẩm nước mắm đó chính là chứa hàm lượng đạm cao. Trong nước mắm chứa đầy đủ các loại acid amin thiết yếu như valin, leucin, methionin, isoleucin, phenylalanin, alanin,…

Giá trị dinh dưỡng của nước mắm phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu để chế biến, vì thế cần phải chọn ra những giống cá cơm chất lượng. Và theo nghề làm nước mắm truyền thống của Việt Nam ta chia sẻ rằng, nên sử dụng các giống cá cơm đỏ, cá cơm than, cá cơm phấn chì,… sẽ thích hợp để sản xuất ra sản phẩm nước mắm đạt chất lượng. Thêm vào đó, việc lựa chọn muối ăn cũng vô cùng quan trọng. Tiêu chuẩn sử dụng muối ăn là phải đạt độ tinh khiết cao vì muối sẽ là nguồn nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với cá.

Thuyết minh quy trình sản xuất

Trộn cá với muối

Sau khi lựa chọn những giống cá cơm thơm ngon, phù hợp để sản xuất, tiến hành phối trộn cá với muối theo tỷ lệ 3 cá 1 muối. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống, cho rằng đây là tỷ lệ lý tưởng nhất để cho ra sản phẩm thơm ngon.

Lên men lần 1 và chượp chín

Làng nghề sản xuất sản phẩm nước mắm truyền thống tại Việt Nam đã luôn được gìn giữ và phát triển cho tới nay.

Cá và muối phải được trộn đều vào trong thùng chượp bằng gỗ. Cuối cùng sẽ phủ lên cá một lớp muối dày và gài nén cá lại. Tại đây muối sẽ dần dần thẩm thấu và khuếch tán vào cá.

Cá sẽ được ủ trong những chiếc thùng này từ 12 – 18 tháng để quá trình thuỷ phân protein thành các phân tử cấp thấp là acid amin, peptid được diễn ra. Thời gian ủ chượp càng lâu sẽ cho ra sản phẩm thơm ngon và đạt được màu sắc đặc trưng của nước mắm là màu nâu cánh gián.

Phơi chượp, đảo chượp và kéo rút

Để quá trình phân huỷ diễn ra nhanh chóng, công đoạn phơi chượp rất cần thiết. Công đoạn này yêu cầu phải phơi dưới ánh nắng mặt trời. Tiếp theo người làm mắm sẽ dùng gậy để đảo khuấy bên trong nhằm rút ngắn thời gian chín. Trong quá trình phơi và đảo chượp, cần phải tiến hành kéo rút nước mắm liên tục từ 1 – 2 tháng một lần. Và đây cũng là loại nước mắm cốt tinh khiết và đậm đà nhất.

3 hệ enzyme đảm nhiệm chính cho quá trình protein được thủy phân thành các phân tử lượng cấp thấp:

  • Hệ enzyme metalo-protease (Aminodipeptidase) hình thành và hoạt động mạnh từ 1 – 3 tháng đầu.
  • Hệ enzyme serin-protease phát triển mạnh sau tháng thứ 3 và giảm khi tới giai đoạn chượp chín.
  • Hệ enzyme acid-protease chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn vì nó dễ bị ức chế bởi nồng độ muối khoảng 15%.

Lên men lần 2 và lọc mắm

Tiếp tục lên men lần 2 trong vòng từ 15 – 18 tháng. Tại thời điểm này sẽ thu hồi dịch nước mắm nhiều nhất vì protein gần như được phân huỷ hoàn toàn.

Để thu được dịch nước mắm trong suốt, tiến hành rút mắm nhỉ ra khỏi thùng chượp và lọc mắm để loại bỏ bã.

Bảo quản sản phẩm nước mắm

Do sản phẩm có độ mặn cao nên thời gian bảo quản tương đối dài. Nguyên nhân do nồng độ muối cao, làm tăng áp suất thẩm thấu, ức chế hoạt động của vi sinh vật. Đồng thời quá trình luôn phải được thực hiện trong điều kiện môi trường và dụng cụ sạch sẽ. Nếu như điều kiện vệ sinh không đảm bảo, vi sinh vật hình thành và gây hư hỏng sản phẩm rất nhanh chóng.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI