Dinh dưỡng bên trong hạt chia thật sự rất bất ngờ. Loại hạt này tuy rất nhỏ nhưng chứa đa dạng các vi chất dinh dưỡng bên trong nó. Chính vì thế, hiện nay việc bổ sung hạt chia trong khẩu phần ăn là xu hướng sống xanh và để gia tăng sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng bên trong hạt chia mà có thể bạn chưa biết.
Khám phá giá trị dinh dưỡng bên trong hạt chia
1. Nguồn chất xơ dồi dào
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt chia cung cấp 534Kcal. Trong đó, hàm lượng chất xơ chiếm tới 27,3g trong tổng 28,9g carbohydrate.
Do hàm lượng chất xơ hoà tan cao nên hạt chia có thể hấp thụ nước gấp 10 – 12 lần trọng lượng của chúng. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất xơ sẽ khiến cơ thể cảm giác được no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn. Chính vì thế, hạt chia sẽ có tác dụng cải thiện chứng thèm ăn, hỗ trợ giảm cân nặng.
Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), ở 27 người đàn ông trung niên thừa cân, béo phì sử dụng hạt chia trong khoảng 12 tuần tham gia. Kết quả cho thấy, hạt chia có khả năng kiểm soát sự thèm ăn và cảm giác no ở nam giới thừa cân, béo phì trong quá trình giảm cân.
Thêm vào đó, chất xơ có vai trò làm sạch đường ruột, loại bỏ những cặn bã ra ngoài của hệ tiêu hoá. Theo trang Healthline cho rằng hạt chia là một trong những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, tốt cho sức khỏe.
2. Cung cấp đạm thực vật
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g hạt chia có chứa tới 18,3g protein, là nguồn cung cấp đạm thực vật dồi dào. Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã chứng minh được hàm lượng protein trong hạt chia khá cao so với các loại thực vật khác. Trong đó, hàm lượng globulins chiếm tới 52% trong tổng lượng protein của hạt.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong hạt chia vẫn chứa hàm lượng các amino acid. Tuy nhiên, giá trị protein trong hạt chưa bằng giá trị đạm động vật cung cấp. Do đó, khuyến khích chúng ta không nên sử dụng nó như là một nguồn cung cấp đạm duy nhất cho cơ thể.
3. Cung cấp chất béo omega-3
Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều biết rằng, các loại cá béo sẽ rất giàu omega-3, tuy nhiên theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy trong hạt chia lại cung cấp chất béo omega-3 nhiều hơn so với cá béo.
Tuy nhiên, theo Healthline cho rằng: omega-3 không có lợi như chúng ta thường hay nghĩ. Trong omega-3 chủ yếu là ALA (acid alpha-linolenic) và ALA cần được chuyển đổi thành các dạng hoạt động acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) trước khi cơ thể có thể sử dụng. Thật không may, cơ thể chúng ta không có khả năng chuyển đổi ALA thành các dạng hoạt động này. Do đó, omega-3 thực vật có chất lượng kém hơn rất nhiều so với các nguồn từ động vật. Thêm vào đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt chia chỉ có thể làm tăng nồng độ ALA và EPA trong máu nhưng không làm tăng DHA – loại acid béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Chính vì thế, theo chế độ dinh dưỡng luôn khuyến khích nên bổ sung cá béo thường xuyên trong khẩu phần ăn hoặc uống dầu cá, hơn là sử dụng nguồn chất béo từ hạt chia.
4. Dồi dào các khoáng chất
Các vitamin gần như không tồn tại trong hạt chia, tuy nhiên nó vô cùng dồi dào các khoáng chất như Ca, Mg, Cu, P, K,… Đặc biệt hàm lượng canxi khá cao do đó hạt chia có khả năng giúp xương răng chắc khỏe hơn.
Kết luận
Hạt chia hiện nay được sử dụng khá phổ biến cho việc giảm cân hoặc phù hợp với những người có lối sống xanh. Hạt chia là loại thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe vì nó rất giàu các chất dinh dưỡng. Chúng ta có thể bổ sung loại hạt này vào các món ăn và các loại đồ uống hàng ngày vì nó hầu như không làm thay đổi hương vị món ăn. Thêm vào đó, chúng ta chỉ nên xem nó như là loại thực phẩm bổ sung, không sử dụng thay thế hoàn toàn các nguồn đạm, chất béo, chất xơ chính cho cơ thể nhé!
Vy Đặng