Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhKhái niệm hệ nhũ tương trong công nghệ thực phẩm và phân loại

Khái niệm hệ nhũ tương trong công nghệ thực phẩm và phân loại

Hệ nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng không trộn lẫn vào nhau, một trong hai có mặt dưới dạng những giọt nhỏ của pha bị phân tán, pha còn lại dưới dạng pha liên tục. Trong hầu hết thực phẩm, các giọt nhỏ có đường kính 0.1 – 100µm. Chúng ta thường thấy nhất là hệ dầu và nước.

Ví dụ: hệ nhũ như sữa, mayonnaise, bơ…

Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng (vd dầu hoặc nước) không trộn lẫn vào nhau, những giọt nhỏ của pha bị hoà lẫn
Nhũ tương dầu trong giấm

Sự hình thành một nhũ tương bao gồm sự tăng bề mặt liên pha kèm theo sự tăng năng lượng tự do. Sức căng bề mặt liên pha càng nhỏ thì hệ nhũ thu được càng dễ dàng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tạo nhũ là: Kiểu thiết bị, cường độ của năng lượng cung cấp, nhiệt độ, pH, lực ion, sự có mặt của chất hoạt động bề mặt, sự có mặt của oxy, bản chất của dầu, hàm lượng protein hòa tan cà các nhũ tương hóa của protein, độ hòa tan và khả năng trương hóa của protein có quan hệ tỷ lệ thuận. Các loại protein không hòa tan có khả năng tạo nhũ tương thấp…

Sự ổn định hệ nhũ

Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng (vd dầu hoặc nước) không trộn lẫn vào nhau, những giọt nhỏ của pha bị hoà lẫn

Hệ nhũ sau quá trình đồng nhất, sau đó xảy ra sự phá hủy nhũ tương như sau

  • Sự nổi lên hoặc lắng xuống của các giọt dưới ảnh hưởng của trọng lực, khối lượng riêng của giọt nào nặng hơn sẽ có xu hướng chìm.
  • Sự kết tụ các giọt do sự giảm đột ngột các điện tích nên kéo theo làm giảm các lực đẩy tĩnh điện giữa các giọt, thường xảy ra khi thay đổi pH và lực ion. Sự kết tụ làm tăng kích thước bên ngoài của các giọt do đó làm tăng tốc độ phân lớp.
  • Sự hợp giọt một cách tự phát sẽ làm tăng dần kích thước các giọt và cuối cùng dẫn đến phân chia thành hai lớp ngăn cách nhau bằng bề mặt phân chia phẳng, điện tích lúc này sẽ cực tiểu.
  • Sự sa lắng, sự kết tụ và các va chạm do chuyển động Brown hoặc chuyển động khuấy khác sẽ làm cho các giọt gần lại nhau.
Các dạng không bền của hệ nhũ

Phân loại

Các nhũ tương có thể được phân loại theo dự phân bố của pha dầu và nước. Sau đây là ba loại thường gặp:

  • Hệ nhũ tương dầu trong nước: các giọt dầu được phân tán trong pha nước. Ví dụ: mayonnaise, sữa, kem, sốt, súp…
  • Hệ nhũ tương nước trong dầu: các giọt nước phân tán trong pha dầu. Ví dụ: bơ, margarin, các chất phết lên bánh…
  • Hệ nhũ tương nước trong dầu trong nước (N – D – N): gồm những giọt nước phân tán trong những pha dầu lớn và chính những giọt này lại phân tán trong pha liên tục là nước. Ngoài ra còn có hệ nhũ tương dầu trong nước trong dầu (D – N – D) khá phức tạp.
Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng (vd dầu hoặc nước) không trộn lẫn vào nhau, những giọt nhỏ của pha bị hoà lẫn
Hệ nước trong dầu và dầu trong nước
Hệ  N – D – N và D – N – D

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI