Bạn ăn kem hằng ngày, nhưng bạn có biết để làm được những cây kem quyến rũ như thế thì cần phải chuẩn bị những gì không? Hãy cùng Foodnk điểm qua bài viết sau để hiểu rõ hơn một công nghệ cho ra đời những sản phẩm mê hoặc này nhé:
Nguồn gốc về kem
Năm 54, khi lên ngôi Hoàng đế La Mã, Nero cho mở đại tiệc và ông làm cho mọi người không khỏi ngạc nhiên trước món tráng miệng lạ lẫm có trong thực đơn mang tên: Tuyết ngọt. Để làm được món tráng miệng lạ này, ông đã phải sai người lên tận đỉnh núi Apennine để lấy “tuyết tươi” về ướp nó nhiều lần với mật ong và hoa quả. Và về sau, chính món tuyết ngọt của Hoàng đế Nero này đã được coi là tiền thân của món kem bây giờ.
Hơn 500 năm sau, tại Trung Quốc, dưới triều nhà Đường (618-907), món tuyết ngọt của Nero lại có một hình hài mới. Đó là hỗn hợp của sữa trâu, bò, dê đã được lên men, trộn với bột mỳ, sau đó được ướp long não cho có hương vị và làm lạnh bằng băng với muối. Món quý này, cũng như tuyết ngọt của Nero, chỉ được dùng trong những buổi tiệc lớn của triều đình.
Năm 1295, nhà hàng hải người Ý, Marco Polo trở về quê hương sau 17 năm ở Trung Quốc. Cuốn sách “Description of the World” (Diện mạo thế giới) của ông đã làm cả châu Âu kinh ngạc. Trong số vô vàn những điều lạ lẫm, Marco Polo nói đến có một thứ được gọi là “sữa được làm khô trong một thứ bột nhão”. Theo người Ý, đặc sản này của Trung Hoa sẽ mãi chỉ là sữa và bột nhão nếu không có Marco Polo. Chính nhờ ông mà nó mới trở thành kem ở châu Âu.
Đối với Việt Nam, món kem chỉ mới xuất hiện ở đầu thế kỷ 20, do người Pháp mang công thức và cách chế biến sang phục vụ quân đội xâm lược và từ đó trở nên rộng rãi với người Việt Nam nhất là ở miền Nam Việt Nam. (Theo http://vi.wikipedia.org)
Quá trình sản xuất kem ở nhà máy
Để làm ra món kem ăn được trước tiên ta phải làm kem. Nhà máy giữ kem tươi trong các thùng xi lô lạnh ở 4 độ C rồi bơm lên máy trộn tốc độ nhanh với các nguyên liệu khác. Nguyên liệu chính bao gồm bột sữa gầy, chất ổn định nguồn gốc thực vật và chất nhũ hóa. Chất ổn định giúp kem không đông cứng lại thành đá. Chất nhũ hóa giữ không khí trong hỗn hợp, tạo độ xốp cho kem. Hai nguyên liệu khác là đường và siro ngô. Sau khoảng 3 phút trộn đều, hỗn hợp được đưa vào nồi tiệt trùng. Ủ ở nhiệt độ 72 độ C trong nửa tiếng để diệt vi khuẩn và giúp chất ổn định hoạt động.
Sau đó đến quá trình đồng hóa phá vỡ các phân tử chất béo trong hỗn hợp tạo độ mịn cho kem. Làm lạnh hỗn hợp và cho hương vani. Đảo và đánh đều chúng trong 15 giây. Quá trình đảo đưa không khí vào trong hỗn hợp biến hỗn hợp dạng lỏng thành dạng xốp đặc.
Nếu không có không khí cái ta sẽ có giống như món sữa đông lạnh chứ không phải kem.
Món bánh sandwich kẹp kem làm từ bánh xốp chocolate. Một chiếc máy sẽ lấy 2 chiếc bánh từ hai hàng bánh, xếp đối diện nhau. Khi 2 miếng bánh đi đến, máy phun sẽ bơm kem vị vani vào giữa. Máy bơm kem theo khối hình chữ nhật vừa in giứa hai miếng bánh. Tất cả quá trình diễn ra với tốc độ chóng mặt cho ta 140 chiếc bánh kem trong một phút.
Khi đóng gói, ta không phải sợ phần nhân kem sẽ chảy ra vì nó vẫn đang ở trong trạnh thái đông cứng. Hệ thống đóng gói nâng từng chiếc bánh kẹp lên, gói vào giấy và dán kín hai đầu. Có một chiếc máy khác sẽ đếm và chuyển bánh vào hộp. Đóng gói xong, hộp bánh sẽ được chuyển ngay đến kho trữ lạnh -30oC.
Nhắc đến món kem, ta không thể không nhắc tới kem ốc quế . Máy đặt phần ốc quế vào giấy bọc trong dây chuyền. Dây chuyền đi qua máy phun chocolate tạo lớp phủ chocolate để tạo lớp ngăn giữa ốc quế và kem. Đồng thời tạo hương vị. Vì thế mà đến khi ăn ốc quế vẫn giòn.
Theo Khoahoc247.com