Thực phẩm chứa hóa chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nó là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Mỗi người phải chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân ngay khi lựa chọn thực phẩm. Để phòng ngừa tốt thì bạn nên có hiểu biết về hóa chất, cũng như những ảnh hưởng của chúng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng Foodnk theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu chung
Thời đại ngày nay, những sản phẩm mà bạn đang dùng hằng ngày đều được tạo ra từ hóa chất. Có thể nói, con người không thể sống mà không sử dụng hoá chất và các sản phẩm từ chúng.
Hóa chất” hay “chất hóa học” đều là 1 thuật ngữ để chỉ định nó là sản phẩm của ngành hóa chất. Theo định nghĩa của khoa học hóa học “hóa chất” tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí và Plasma… Tuy nhiên những trạng thái ban đầu có thể thay đổi dưới tác động của nhiệt độ hay áp suất.
Hoá chất còn được định nghĩa khác là nó hiện hữu ở 1 dạng vật chất, có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Vì thế không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng những phương pháp tách vật lý.
Phân loại hóa chất
Việc phân loại hóa chất được quy định tại Điều 27 Luật Hóa chất 2007 như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại, ghi nhãn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
Việc ghi nhãn đối với các hóa chất được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Việc ghi nhãn đối với hoá chất nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
Bộ Công thương hướng dẫn, quản lý việc phân loại, ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất, xác định lộ trình áp dụng các quy định về phân loại và ghi nhãn đối với chất, hỗn hợp chất.
Những ảnh hưởng của hóa chất đến thực phẩm
Ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
Trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể xảy ra ô nhiễm hóa học. Những chất hóa học có thể xâm nhập vào thực phẩm bao gồm:
Các chất ô nhiễm từ môi trường như chì trong khí thải của các phương tiện vận tải. Chì có trong sơn, men gốm, mối hàn ô nhiễm vào thực phẩm hoặc ô nhiễm cadimi do xử lý nước thải, bùn, đất, rác, quặng…
Các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú ý, chất tăng trọng, kích thích tăng trưởng…
Các chất phụ gia thực phẩm như các chất tạo màu, tạo ngọt, hương liệu, chất ổn định, chất chống ô xy hóa, chất tẩy rửa… Sử dụng không đúng quy định như ngoài danh mục cho phép. Hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các hợp chất không mong muốn có trong bao bì chứa đựng, đóng gói thực phẩm.
Các chất độ tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, măng, nấm độc, cá nóc, cóc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, vẹm, nghêu vỏ cứng), nấm mốc sinh độc tố (độc tố vi nấm Aflatoxin trong ngô, lạc, đậu, cùi dừa bị mốc). Ngộ độc do chất độc tự nhiên thường rất cấp tỉnh, rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao. Như ngộ độc măng, nấm độc, cá nóc, cóc hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài.
Ảnh hưởng đến bảo quản thực phẩm
Những hóa chất cực độc dùng trong bảo quản thực phẩm:
Clorin: Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều này cho thấy, clorin là một chất bảo quản cực độc.
Formaldehyde: Đây là một hợp chất thường dùng để ướp xác, cực độc và có thể gây tử vong. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm. Thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.
BHT và BHA (Chất chống oxy hóa ): BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (Butylated hydroxyanisole). Là những hóa chất bảo quản vô cùng độc hại nhưng vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Một số nước đã cấm sử dụng hai chất này trong bảo quản thực phẩm do tác hại của chúng. Tuy nhiên, không ít người bất chấp sự nguy hiểm, vẫn sử dụng chúng trong lưu giữ sản phẩm.
NaNO3 và NaNO: Thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng. Bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào. Bên cạnh đó hợp chất này có nguy cơ gây ra các biến thể bệnh lý khác của DNA. Như các bệnh Alzheimer, Parkinson do nó làm sai lạc hay biến đổi DNA bởi tác dụng của các nitrosamin, các hợp chất sinh ra khi thêm các nitrat vào những thực phẩm giàu protid.
Lưu huỳnh dioxit (SO2): SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô. Hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi, như táo, khoai tây. Chất này còn giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn khi có tác dụng chống mốc. Tuy nhiên chất SO2 có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe con người. Như dị ứng, gây tăng tần suất hen phế quản ở những người mắc bệnh hen. SO2 cũng làm giảm hàm lượng Vitamin B có trong thực phẩm.
Cách hạn chế ảnh hưởng
Các ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Tiến hành xử lý nghiêm những vi phạm trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Nhằm bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từng bước được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả.
Tổ chức tốt công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cho người dân. Cũng như người sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Xây dựng khuôn khổ luật pháp nhằm tiến tới việc xã hội hóa trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là ý thức của người tiêu dùng trong chọn lựa thực phẩm. Bên cạnh việc cần thường xuyên theo dõi thông tin trên báo, đài, ti – vi để nắm tình hình. Việc chủ động lựa chọn thực phẩm sạch và kiên quyết tẩy chay thực phẩm không an toàn. Chính là hình thức trừng phạt cao nhất đối với nhà sản xuất, chế biến. Đồng thời sẽ góp phần rất lớn trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung.
Linh Như