Cốm là món bánh dân dã với nhiều đối tượng. Mỗi vùng miền ở Việt Nam sẽ có những loại cốm đặc sản khác nhau. Trong đó cốm sữa Phan Thiết được lòng nhiều tín đồ ẩm thực. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất cốm sữa Phan Thiết nhé!
Tổng quan
Cốm hộc là một tên gọi khác của cốm sữa. Đây là loại cốm đặc sản của Phan Thiết – Bình Thuận. Khác với cốm gạo hay cốm Hà Nội, cốm sữa có hương vị rất đặc biệt. Cốm cũng được làm từ gạo nếp và những nguyên liệu cần thiết như một số loại cốm khác. Thế nhưng với cách thức làm ra khác biệt đã giúp cho cốm sữa Phan Thiết có một hình ảnh riêng trong lòng người thưởng thức.
Trước đây, cốm sữa thường được dùng trong dịp Tết. Tuy nhiên món cốm này đã được dùng phổ biến hơn trong ngày thường. Đúng chuẩn nhất là cốm thường được nhâm nhi với một tách trà nóng. Độ béo và giòn của hạt cốm nổ ngay trong khoan miệng. Cùng với đó, hương thơm lừng của cốm sẽ làm người thưởng thức mê mẩm.
Quy trình sản xuất cốm sữa
Nguyên liệu
Gạo nếp là nguyên liệu chính để làm cốm sữa. Gạo nếp được lựa chọn kỹ lưỡng. Sau đó sẽ rang để nở bung. Công đoạn này còn được gọi là nổ gạo. Tất nhiên hạt gạo nếp phải thật khô mới tiến hành rang được.
Dứa, gừng sẽ được loại bỏ vỏ và thái nhuyễn. Cả 2 nguyên liệu này sẽ giúp cho cốm có mùi thơm và vị cay the đặc trưng.
Trộn cốm
Đường cát hoặc đường tán sẽ được thắng cho keo lại trên lửa vừa. Cứ khoảng 10kg đường sẽ kèm 2 chén nước cho 2kg gạo nếp nổ. Đây được xem là tỉ lệ chuẩn cho một mẻ cốm làm ra có vị vừa ăn nhất. Người trong nghề còn có mẹo vắt thêm một ít nước cốt chanh để đường không bị đông lại nhanh chóng. Khi đường có độ sệt lại thì cho gừng, dứa đã chuẩn bị vào sên cùng.
Đặc biệt, được cho là chuẩn vị Phan Thiết thì thịt sầu riêng sẽ được dùng để tạo mùi vị cốm sữa.
Sau cùng thợ sẽ cho đậu phộng vào cốm sữa để trộn đều. Nó sẽ giúp cốm có vị béo mà không cần nguyên liệu khác thay thế.
Tạo hình thành phẩm
Cốm sữa sẽ được cho khuôn để nén chặt lại. Khuôn này có dạng hình vuông hoặc chữ nhật rỗng 2 bề mặt. Sau đó cốm sẽ được lấy ra khỏi khuôn với hình dạng đẹp mắt.
Cốm sẽ được phơi nắng từ 1 đến 2 nắng cho thật khô. Cuối cùng là đóng gói cốm thành phẩm là hoàn thành. Ngày nay, ngoài cách phơi nắng, cốm có thể được sấy bằng máy để nhanh hơn.
Cốm sữa có thể bảo quản từ 2 đến 3 tháng khi chưa mở bao bì. Thời hạn này tương đối dài. Cốm phải thưởng thức ngay khi mở bao bì. Nếu để lọt gió sẽ mềm, không còn độ giòn nữa.
Tạm kết
Quá trình sản xuất cốm sữa Phan Thiết tuy đơn giản với những công đoạn cơ bản. Thế nhưng mỗi một công đoạn cần phải khéo léo và tỉ mỉ về mọi yếu tố tác động đến quá trình sản xuất cốm. Chính vì vậy, tay nghề và kinh nghiệm của người thợ là hết sức cần thiết để cho ra được mẻ cốm sữa chất lượng nhất đến người tiêu dùng.
Thúy Duy