Mì ăn liền là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Vì lẽ, loại thực phẩm này rất tiện lợi và giá thành rất rẻ. Thêm nữa, mì ăn liền có thể chế biến đa dạng không thua kém những loại thực phẩm khác. Thế nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ thấy tất cả các loại mì ăn liền đều có dạng xoăn. Vậy ăn nhiều mì đến thế, bạn có biết tại sao sợi mì ăn liền lại xoăn mà không phải dạng sợi dài như bún, hủ tiếu hoặc phở? Trong bài viết sau, Foodnk sẽ giải đáp câu hỏi này cho bạn biết nhé!
Tổng quan
Có tới 51.4g carbodhyrat, 13g chất béo, 6.9g protein,… trong gói mì ăn liền khoảng 75g. Đồng thời, với gói mì trọng lượng khoảng 75g này bạn sẽ nhận được 350calo khi ăn. Tuy nhiên, với hàm lượng chất béo trong mì ăn liền như đã nói (13g chất béo/75g mì) sẽ không tốt đối với người đang trong quá trình giảm cân. Đặc biệt, hàm lượng chất béo này là tác nhân ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ tim mạch. Để cải thiện các thành phần dinh dưỡng này trong mì ăn liền, các loại nguyên liệu như rau, củ, hải sản,… sẽ được chế biến cùng mì để thưởng thức. Nhờ vậy, khi thưởng thức mì bạn sẽ không thấy ngán, đồng thời lại cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể hơn.
Do đâu sợi mì ăn liền có dạng xoăn?
Các loại thực phẩm như hủ tiếu, phở,… đều được làm dạng sợi dài, thẳng. Thế nhưng đối với mì ăn liền lại có dạng sợi xoăn khác biệt. Kiểu dáng này không phải ngẫu nhiên được nhà sản xuất làm như vậy. Và hơn hết, bên trong hình dáng sợi mì ăn liền còn nhiều nguyên nhân sâu xa hơn.
Sợi mì sẽ dễ nở ra khi chế biến
Tất cả chúng ta đều biết, mì ăn liền phải qua quá trình chế biến phức tạp, nhiều bước quan trọng để cho ra thành phẩm cuối cùng. Trong các khâu đó, quá trình chiên là không thể thiếu. Sợi mì ăn liền có dạng xoăn sẽ dễ dàng tăng diện tích (nở ra) khi chế biến nếu mì đã qua quá trình chiên này.
Giảm chi phí sản xuất đáng kể
Một gói mì ăn liền từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến thành phẩm sẽ “ngốn” chi phí của nhà sản xuất rất nhiều. Tuy nhiên, chi phí đóng gói sẽ được giảm xuống nếu sợi mì được làm dạng xoăn. Vì lẽ, khi làm xoăn sợi mì sẽ giúp tiết kiệm diện tích bao bì đóng gói rất nhiều.
Dễ dàng vận chuyển
Sợi mì ăn liền có đặc tính rất giòn. Đặc tính này đều nhờ vào quá trình chiên khi sản xuất mì. Nếu sợi mì thẳng sẽ dễ gẫy, vỡ nát trong quá trình vận chuyển. Do đó, để giảm tối thiểu ảnh hưởng khi vận chuyển, mì ăn liền có dạng sợi xoăn sẽ ít gẫy, vỡ hơn.
Tạm kết
Chung quy lại, để sản xuất được những gói mì ăn liền đến tay người tiêu dùng phải trải qua rất nhiều bước. Hơn hết, nhà sản xuất luôn biết cách tính toán để làm ra sản phẩm chất lượng nhất nhưng vẫn tiết kiệm được một số chi phí. Nhờ vậy giá thành sản phẩm cuối cùng sẽ phù hợp hơn với người dùng. Đơn cử là hình dáng của mì ăn liền cũng được nhà sản xuất tính toán rất kỹ.
Qua bài viết này, bạn đã có thể biết được sự xuất hiện kiểu dáng đặc biệt của sợi mì ăn liền. Qua đó, bạn sẽ có thêm kiến thức về món ăn phổ biến mà bạn vẫn ăn thường ngày này.
Thúy Duy