Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngGiá trị dinh dưỡng và Liều lượng Dầu Dừa trong chế độ ăn uống

Giá trị dinh dưỡng và Liều lượng Dầu Dừa trong chế độ ăn uống

Dầu từ dừa chính là giải pháp làm đẹp cho các chị em từ rất lâu. Bên cạnh đó nó còn mang lại các lợi ích đến sức khỏe cho chúng ta. Tuy nhiên, liều lượng dầu dừa như thế nào trong chế biến món ăn thì sẽ thật sự tốt cho cơ thể? Bạn hãy cùng Foodnk tìm hiểu và theo dõi bài viết sau nhé!

Giá trị dinh dưỡng của dầu dừa

Dầu từ dừa - giải pháp sức khoẻ, sắc đẹp. Nhưng liều lượng dầu dừa như thế nào trong chế biến món ăn thì sẽ thật sự tốt cho cơ thể?

Dầu dừa là một loại dầu thiên nhiên được chiết xuất từ nhân của trái dừa trưởng thành có thể ăn được (hay còn gọi là cơm dừa). Hàm lượng acid béo bão hòa cao (80 – 90%), cho nên nó có kết cấu rắn ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh. Chính vì thế dầu dừa luôn được xếp cùng với bơ, dầu cọ, thịt đỏ và mỡ động vật (nguồn chất béo bão hòa).

Tuy nhiên, tất cả các loại thực phẩm này khác nhau về tỷ lệ acid lauric, acid myristic, acid palmitic, acid stearic. Trong dầu dừa giàu acid lauric nhất khoảng 47%, trong khi bơ có hàm lượng acid palmitic cao nhất. Tuy nhiên, cả hai đều chứa một lượng nhỏ các acid béo khác.

Cholesterol trong dầu dừa hầu như rất thấp và không chứa lượng chất xơ. Nhưng có chứa các vitamin, khoáng chất và sterol thực vật. Sterol thực vật có cấu trúc hóa học tương tự như cholesterol trong máu. Nên nó có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, theo một vài  nghiên cứu chưa xác minh chính xác lợi ích này. Họ cho rằng số lượng tìm thấy trong một vài thìa dầu dừa thì quá nhỏ để có tác dụng như vậy.

Liều lượng tiêu thụ dầu dừa

Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng khoảng 2 muỗng canh dầu dừa (khoảng 30ml) mỗi ngày là liều lượng hợp lý trong chế độ ăn uống của bạn. Giúp cho việc giảm cân, giảm mỡ bụng và cải thiện các tình trạng về sức khỏe[1]. Do Acid lauric trong dầu dừa được hấp thụ chậm hơn và chuyển hóa giống như các acid béo chuỗi dài khác.

Theo một nghiên cứu khoa học cho biết rằng hầu hết các acid béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol LDL “xấu” của bạn, dẫn đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch[2]. Tuy nhiên, dầu dừa được chứng minh làm tăng cholesterol LDL ít hơn sơ với bơ.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên những người có nguy cơ mắc bệnh tim thì không nên ăn quá 6% tổng lượng calo từ chất béo bão hoà. Tương đương khoảng 13 gram trên chế độ ăn 2000 calo.

Sử dụng một lượng nhỏ trong chế biến món ăn vì hương vị độc đáo từ dầu dừa mang lại rất hấp dẫn. Nên sử dụng dầu dừa nguyên chất để hạn chế sự biến đổi thành phần hoá học trong quá trình sơ chế.

Kết luận

Tiêu thụ một lượng nhỏ dầu dừa trong ăn uống hàng ngày sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, không nên đưa dầu dừa vào làm nguồn cung cấp chất béo chính trong chế độ ăn uống. Theo chế độ dinh dưỡng, khuyến nghị chúng ta nên sử dụng phần lớn chất béo không bão hoà. Nó được xem là chất béo lành mạnh cho sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể. Chất béo “lành mạnh” từ các loại hạt (hạt đậu nành, hạt hướng dương,…) chắc chắn mang lại lợi ích to lớn đến sức khỏe chúng ta, bạn nhé!

Tài liệu tham khảo
[1] Mensink, R.P., Zock P.L., Kester, A.D., Katan, M.B. Effects of dietary fatty acids and carbohydrates on the ratio of serum total to HDL cholesterol and on serum lipids and apolipoproteins: a meta-analysis of 60 controlled trials. Am J Clin Nutr. 2003;77:1146-55.
[2] C Cox1, J Mann, W Sutherland, A Chisholm, M Skeaff. Effects of coconut oil, butter, and safflower oil on lipids and lipoproteins in persons with moderately elevated cholesterol levels

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI