So với Whisky, Vodka sẽ có nồng độ cao hơn. Loại rượu này là một phần không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực của vùng Bắc Âu và Trung Âu. Vậy, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu Vodka nhé! Do mỗi quốc gia có những quy trình riêng biệt để cho ra loại Vodka ngon nhất. Vì vậy phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến những công đoạn chung nhất.
Tổng quan
Vodka là loại rượu phổ biến ở khu vực Bắc Âu và Trung Âu. Vào thế kỉ 14, rượu vodka được cho là có nguồn gốc từ Nga và Ba Lan. Khi được biết đến, Vodka được dùng như một loại thuốc để trị bệnh tật. Mãi về sau năm 1940, loại rượu này được sử dụng rộng rãi hơn.
Hình thức nhận diện rượu Vodka là màu trong suốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Vodka có thể mang hương vị và mùi thơm của các thành phần tự nhiên, chẳng hạn như trái cây, hoa quả,… Tuy nhiên, một số nhà sản xuất có thể tạo ra Vodka có màu sắc khác nhau bằng việc sử dụng một số hương liệu hoặc thêm màu sắc nhân tạo.
Vodka có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên cách thưởng thức này sẽ có mùi hơi cay nồng. Mặc khác, nó cũng có thể phục vụ với một số phụ liệu, chẳng hạn như chanh hoặc quả dứa, để tạo ra màu sắc và hương vị độc đáo.
Với độ cồn dao động khoảng 35% – 50%, Vodka được xếp vào nhóm rượu mạnh. Và quy định về nồng độ cồn này sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia.
Quy trình sản xuất
Nguyên liệu
Các nguyên liệu sau sẽ được dùng để sản xuất Vodka:
- Lúa mì
- Khoai tây
- Lúa non
- Củ cải
Ngoài những nguyên liệu chủ đạo thì lúa mạch, lúa đại, rau diếp, sắn, lúa gạo và ngô cũng có thể được sử dụng để sản xuất ra Vodka.
Nguyên liệu chính sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng để sấy khô. Sau đó, chúng sẽ được nghiền nhuyễn để tạo thành bột. Bột nguyên liệu sẽ được trộn với nước để tạo hỗn hợp loãng.
Hỗn hợp này sẽ được thực hiện nhiệt để kích hoạt enzym, phân hủy tinh bột thành đường. Quá trình này còn được gọi là tạo cồn tinh luyện. Về nước, phải đảm là loại nước cứng ( không được vượt quá 1mg/lít).
Lên men
Giống với quy trình sản xuất các loại rượu khác, men bia sẽ được cho vào hỗn hợp vừa nấu. Tất nhiên, hỗn hợp sẽ được trộn đều và lên men trong thùng cất trong khoảng 3 – 5 ngày. Sau quá trình này sẽ giúp chuyển đổi đường (trong nguyên liệu) thành cồn.
Chưng cất
Mục đích để tách ethanol ra khỏi hỗn hợp rượu vừa lên men. Theo đó, hỗn hợp được cho vào thiết bị chưng cất thông qua việc đun nóng. Lúc này các chất khác nhau trong rượu được tách ra. Quá trình chưng cất thường diễn ra khoảng từ 6 – 12 tiếng.
Xử lý bằng than hoạt tính
Sẽ giúp cho Vodka thành phẩm có độ trong suốt. Đồng thời, than hoạt tính còn hấp phụ một số tạp chất gây ảnh hưởng xấu đến mùi và vị rượu. Ngoài ra, việc chuyển hoá ethanol và một số tạp chất khác có trong rượu để tạo thành acid hữu cơ cũng nhờ vào than hoạt tính. Qua đó, một số este ảnh hưởng tốt đến hương vị Vodka sẽ được hình thành.
Lọc rượu và đóng chai thành phẩm
Khi quá trình chưng cất kết thúc, lọc sẽ là công đoạn kế tiếp trong quy trình sản xuất rượu Vodka. Mục đích để loại bỏ tạp chất, hình thành chất lỏng trong suốt.
Để giảm nồng độ cồn, rượu sẽ được pha trộn nước để cho ra hương vị thành phẩm. Sau đó, rượu sẽ được qua khâu đóng chai, in nhãn dán thông tin lưu kho chờ tiêu thụ.
Thúy Duy