Mặc dù mít là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là các chất vi lượng thiết yếu. Song không phải ai cũng biết hết những lợi ích của nhóm vi lượng này trong quả mít. Hãy cùng FOODNK tìm hiểu vì sao loại trái cây nhiệt đới này lại tốt cho sức khỏe của bạn nhé!
Đặc điểm
Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi trái khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60 cm x 20–30 cm. Vỏ mít sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8).
Đây là một loại quả ngọt nhiệt đới. Ở vùng ôn đới thì mít thường bán trong dạng đóng hộp với Siro nhưng sau này ở Mỹ và Âu châu cũng nhập cảng mít tươi.
Giá trị dinh dưỡng trong quả mít
Các thành phần dưỡng chất trong quả mít rất phong phú, bao gồm: Protein, Glucid, Caroten, Canxi, Sắt, Photpho, Kali, Mangan, Lipid, Fructose, Sucrose, Isoflavones, Saponins, Lignans, các Vitamin A, B2, C…
Các vi lượng có trong quả mít
Mít giàu Kali
Mít là một nguồn giàu kali với 303 mg được tìm thấy trong 100 g mít. Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu kali giúp giảm huyết áp.
Kali là nguyên tố phổ biến thứ 8 hoặc 9 theo khối lượng (0,2%) trong cơ thể người. Vì vậy một người trưởng thành có cân nặng 60 kg chứa khoảng 120 g kali. Đây là vi lượng thiết yếu cho sức khỏe con người. Kali clorua được dùng thay thế cho muối ăn, nhằm giảm lượng cung cấp natri để kiểm soát bệnh cao huyết áp. USDA liệt kê cà chua, nước cam, củ cải đường, đậu trắng, cà chua, chuối, nhiều nguồn thức ăn khác cung cấp kali được xếp theo mức độ giảm dầm hàm lượng kali.
Mít giàu chất Sắt
Sắt được tìm thấy trong mít với hàm lượng khoảng 1.1mg/100gr. Là một thành phần quan trọng. Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Hemoglobin là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Myoglobin là chất dự trữ oxy cho cơ thể. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome. Là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể.
Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai. Sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai. Cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai. Vậy nên ăn mít tươi là một trong những phương pháp nạp vi lượng này hiệu quả.
Photpho có nhiều trong mít
Với hàm lượng khoảng 38 – 41mg trong mỗi 100gr, rõ ràng đây là khoáng chất phong phú chỉ xếp sau Kali trong mít. Photpho từ tiếng Hy Lạp: Phot có nghĩa là “ánh sáng” và Pho nghĩa là “người/vật mang”. Đây là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của xương và răng. Nó cũng tham gia vào quá trình co cơ, đông máu, chức năng thận, thần kinh, tái tạo mô và tế bào và đảm bảo nhịp tim bình thường. Phospho còn giúp cơ thể sử dụng năng lượng.
Vitamin C phong phú
Một lợi ích khác của việc ăn mít là nó là một nguồn cung cấp vitamin C phong phú. Hàm lượng trong múi mít đạt từ 12 – 14mg/100g. Cơ thể con người không tạo ra vitamin C vì vậy người ta phải ăn thực phẩm có chứa vitamin C để dung nạp những lợi ích sức khỏe của nó. Vì vitamin C là một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ cho nướu răng của chúng ta khỏe mạnh.
Vitamin A dồi dào
Vitamin A được tìm thấy trong mít với hàm lượng tương đối cao, đạt khoảng 540 I.U/100g mít. Đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Các tiền chất của vitamin (tiền vitamin) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, gồm ba loại là α, β, γ – caroten.
Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác. Giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Trong máu vitamin A dưới dạng retinol sẽ chuyển thành retinal. Trong bóng tối, retinal kết hợp với opsin là một protein, để rhodopsin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt. Giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng. Sau đó, khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để cho trở lại cis-retinol. Vitamin A mà chủ yếu là acid retinoic. Còn là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa.
Nhiều Vitamin B
Trong mít, hàm lượng vitamin B (Riboflavin) có thể đạt đến 0.4mg/100gr. Là một vitamin quan trọng cho sức khoẻ. Giúp giảm nguy cơ đột quỵ do nó có liên quan đến quá trình tạo máu và sự phát triển của tế bào. Giúp tăng cường hệ miễn dịch và tham gia chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho các hoạt động khác của cơ thể.
Sản phẩm làm từ mít
Quả mít thường là sản phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe như được nêu trên. Nhưng trong mít lại chứa nhiều nước nên bảo quản không được lâu. Vì thế người ta đã làm ra các sản phẩm như mít sấy giòn (mít chiên chân không), mít sấy dẻo, mứt từ mít, đóng hộp, nước quả,… để bảo quản lâu hơn.
Ngoài ra, mít tươi còn làm ra được nhiều sản phẩm: chè trái cây, kem mít, hoặc dùng múi mít chín để lên men rượu.
Linh Như tham khảo Onlinelibrary