Thịt nhân tạo là một bước tiến mới của ngành công nghiệp thực phẩm. Đây là nguồn thực phẩm góp phần giải quyết vấn đề thịt đỏ trong ngành F&B hiện nay. Nhờ vào kỹ thuật tiên tiến, người ta đã làm được loại thịt bò Wagyu 3D nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Loại thịt bò Wagyu 3D này rất giống thịt bò Wagyu thật. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành đắt đỏ.
Quy trình làm thịt bò Wagyu 3D
Thịt bò Wagyu 3D là thành quả sáng tạo của nhóm nghiên cứu trường Đại học Osaka, Nhật Bản. Loại thịt 3D này được sản xuất bằng quy trình kỹ thuật hiện đại nhất. Đây là quy trình dựa trên nền tảng sản xuất thịt nhân tạo được ra đời trước đó.
Lựa chọn mô thịt
Để làm được thịt bò Wagyu 3D, các nhà nghiên cứu sẽ dùng tế bào gốc từ cơ của bò Wagyu và tế bào gốc chất béo. Không phải đơn thuần mà 2 loại tế bào này được lựa chọn để tạo thịt bò Wagyu 3D. Bởi lẽ, trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm chúng sẽ dễ dàng phát triển hơn. Từ đó qua quá trình nuôi cấy, thịt bò Wagyu 3D sẽ giống thịt thật hơn.
Phân tích thành phần thịt
Sau khi chọn tế bào gốc, các nhà nghiên cứu sẽ phân tích mảng sợi cơ, chất béo, mạch máu trong thịt bò Wagyu dựa trên bản vẽ kỹ thuật định sẵn. Họ sẽ tiến hành cô lập tế bào thịt bò trong thời gian nhất định. Giai đoạn này sẽ giúp phân tích thành phần cấu tạo nên thịt bò Wagyu nổi tiếng.
Sắp xếp thành phần thịt
Khi phân tích cấu trúc thịt Wagyu nguyên bản hoàn thành, các nhà nghiên cứu sẽ dùng kỹ thuật in 3D định hình cấu trúc thịt. Nói dễ hiểu hơn, các sợi cơ, chất béo, mạch máu được tổng hợp dựa trên 2 loại tế bào ban đầu sẽ được sắp xếp định hình khối thịt. Cuối cùng, thành phẩm sẽ đạt cấu trúc và có vân cẩm thạch (đặc trưng của thịt bò Wagyu) đúng như thịt bò Wagyu thật.
Tiềm năng phát triển thịt bò Wagyu 3D trong tương lai
Có thể nói, thịt bò Wagyu 3D là bước tiến cao của kỹ thuật hiện đại và cả trí tuệ con người. Tuy nhiên, quá trình sản xuất loại thịt bò này rất tốn kém. Vì vậy, thực phẩm này chưa được cung ứng rộng rãi để đến gần với người tiêu dùng.
Hơn tất cả, thịt bò Wagyu 3D sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường bởi lượng chất thải ngành chăn nuôi bò Wagyu gây ra. Đồng thời, thực phẩm này sẽ cho phép người tiêu thụ thực phẩm chay dùng dễ dàng. Hơn nữa, dựa vào kỹ thuật in 3D, người tiêu dùng có thể đặt sản phẩm thịt với tiêu chí về hàm lượng mỡ, chất béo,… phù hợp sức khỏe hơn.
Thịt nhân tạo trong cùng lĩnh vực như Beyond Meat (thịt chay) hay Impossible foods (thịt lợn thực vật) được sử dụng phổ biến hơn thịt bò Wagyu 3D. Vì lẽ, thịt bò Wagyu 3D này có giá thành rất cao. Do đó, loại thịt này chỉ dành cho giới thượng lưu thưởng thức.
Với bước đột phá này, hy vọng thịt bò Wagyu 3D sẽ tiến xa hơn trong tương lai. Đồng thời chúng sẽ là nguồn thịt đỏ đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Thúy Duy