Trong những năm gần đây, thuật ngữ “công nghệ” cho dù không còn mới, nhưng lại được nhắc đến khá nhiều, lặp đi lặp lại trong rất nhiều câu chuyện về sản xuất, câu chuyện về sản phẩm, câu chuyện thành công. Bài viết này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu khía cạnh lợi ích của công nghệ trong sản xuất thực phẩm nhé!
Công nghệ là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì công nghệ trong sản xuất thực phẩm là những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, thành quả nghiên cứu – cải tiến dành cho sản phẩm, hệ thống; được áp dụng cho toàn bộ quy trình sản xuất và những đối tượng liên quan nhằm mục đích nâng cao hiệu quả xét trên tính toàn diện.
Như vậy, dù ít hay nhiều thì mỗi sản phẩm mà các nhà sản xuất thực phẩm tạo ra điều có mang yếu tố công nghệ (xét về hàm lượng). Công nghệ càng hiện đại, càng tối ưu thì sản phẩm làm ra càng mang giá trị cao, chất lượng cao, đó là điều mà hầu như nhà sản xuất nào cũng hướng tới.
Lợi ích khi áp dụng công nghệ và sản xuất thực phẩm?
Nâng cao năng suất sản xuất
Đây là lợi ích đầu tiên khi nói đến việc áp dụng công nghệ vào sản xuất. Khi nghiên cứu sản phẩm và đóng gói thành công nghệ, thì các nghiên cứu đó phải tính đến hầu hết các phương án khả dĩ để đạt được mục tiêu là nâng cao năng suất. Lấy ví dụ: Nếu bạn sản xuất sữa bắp thanh trùng với phương án thủ công là thanh trùng bằng nồi nấu rồi khuấy làm nguội từ từ thì bạn phải mất tới 2h mới làm xong 1 mẻ 50L. Trong khi đó, nếu áp dụng hệ thống máy nấu thanh trùng cùng năng suất, bạn chỉ mất khoảng 1h để hoàn thành 1 mẻ tương đương.
Ổn định chất lượng sản phẩm
Tính ổn định rất quan trọng trong đánh giá chất lượng sản phẩm. Một khi khách hàng tin dùng sản phẩm của bạn, nghĩa là họ tin tưởng vào tính ổn định về chất lượng của sản phẩm. Bạn không thể để tuột mất khách hàng chỉ vì mẻ sản xuất này cho chất lượng tốt, còn mẻ kia lại ra sản phẩm không giống như vậy. Khi áp dụng công nghệ vào sản xuất, yếu tố ổn định được đảm bảo thông qua tính ổn định của công thức sản phẩm, quy trình kiểm soát chất lượng, tính ổn định của máy thiết bị trong dây chuyền,…người sản xuất nắm được, hiểu được cách sản phẩm được tạo thành, cách hệ thống vận hành để kịp thời thích ứng.
Đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm
Tính đồng đều của sản phẩm đóng một vai trò cực kỳ qua trọng trong các chiến lượt cạnh tranh và bán hàng của các thương hiệu. Riêng với lĩnh vực thực phẩm, tính đồng đều được yêu cầu cao lên thêm một nấc do đặc thù sản phẩm là phục vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sử dụng. Bạn không thể sản xuất sản phẩm sữa thanh trùng cùng một lô, một mẻ mà chai này loãng, chai kia đặc được; hoặc cùng lô sản xuất mà chỉ sau vài ngày trưng bày đã có một số sản phẩm đã bị hư hỏng. Việc áp dụng công nghệ, kiểm soát quy trình, kiểm soát mối nguy sẽ đảm bảo được tính đồng đều của sản phẩm, khằng định thương hiệu của bạn một cách tốt nhất.
Đảm bảo ổn định giá thành sản phẩm
Một khi áp dụng công nghệ lên sản xuất, những định lượng trong công thức, tính định mức nguyên vật liệu và các chi phí liên quan sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Ngay từ đầu bạn sẽ không phải “án chừng” con số giá thành sản xuất, mà mọi thông số được hình thành rõ ràng. Một khi có sự biến động của giá nguyên vật liệu, bạn cũng sẽ có phương án điều chỉnh thay thế theo phương án dự phòng trong công nghệ. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ và sản xuất sẽ giúp bạn loại bỏ các sai số về dao động giá nguyên liệu, đảm bảo ổn định sản xuất, ổn định giá thành.
Kết luận
Trên đây là một vài lợi ích mà bạn có thể nhận ra ngay khi bắt đầu áp dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm thực phẩm. Nếu mở rộng ra, áp dụng nhiều thành tựu công nghệ của các lĩnh vực khác vào chuỗi sản xuất thực phẩm thì quả thực là có vô vàn lợi ích. Chia sẽ những ý kiến của bạn với chúng tôi ngay bên dưới nhé!
Nam Pro