Loại cà phê chồn được biết đến là cà phê thơm ngon trứ danh bậc nhất trong số các loại cà phê. Kèm theo đó là giá thành đắt ngang ngửa danh tiếng của nó. Vậy, ngoài độ ngon và đắt đỏ, bạn có nên uống loại cà phê này hay không, tại sao?
Người dân khu vực Đông Nam Á thường gọi cà phê chồn với nhiều cái tên khác nhau: Indonesia là Kopi Luwak, Kopi Muncak, Kopi Muntjak; Philippines là Kape Alamid; Đông Timor là Kafé-laku. Trong tiếng Anh, Cà phê chồn được gọi là Weasel Coffee.
Loại cà phê chồn có hương vị đặc trưng riêng
Cà phê chồn có mùi béo ngậy, có ít vị đắng vị chua so với các loại cà phê thông thường khác. Hương vị của chúng cũng đặc biệt hơn: dễ chịu, nhẹ nhàng và có sự hòa quyện của nhiều hương vị khác nhau.
Đối với những ai đã thưởng thức, mùi vị cà phê chồn na ná như mùi mốc, tuy nhiên lại có sự quyến rũ cùng hương vị đậm đà rất đặc biệt. Đó là sự hòa quyện một chút ngọt thoang thoảng như socola, caramel, hương hoa trái cùng vị đắng nhẹ nhàng, lịch lãm.
Cà phê chồn được xem là món đồ uống xa xỉ vì thế khi mua cà phê chồn bạn nên xem xét kỹ lượng từ thương hiệu, uy tín đến giá cả… để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng hoặc bị pha tạp trên thị trường.
Cách chế biến các loại cà phê chồn
Việc thu hoạch hạt cà phê chồn tự nhiên cực kỳ khó khăn và khan hiếm, bởi vì cà phê chỉ là một trong những loại thức ăn của loài chồn Hương hay Cầy vòi đốm. Người dân thu hoạch phải tìm kiếm và lục tung ở từng bãi phân để có thể kiếm được những hạt cà phê ở đấy.
Bên cạnh đó, ở một số nơi, chồn sẽ được gắn GPS để có thể định vị và thu nhặt hạt cà phê dễ dàng hơn, tuy nhiên số lượng rất ít ỏi và khan hiếm, vì vậy việc thu hoạch cà phê chồn cũng không hề đơn giản. Do đó, hiện nay các mô hình nuôi chồn cho ăn hạt cà phê đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao.
Sau khi thu hoạch, phân chồn sẽ trải qua các bước xử lý bài bản và nghiệm ngặt để đạt được chất lượng yêu cầu:
Tẩy rửa sạch sẽ
Bước đầu tiên, phải tẩy rửa sạch sẽ do những hạt cà phê chồn lúc này có lẫn trong phân. Phải đảm bảo rằng những hạt cà phê không còn vết bẩn, dấu hiệu hay mùi vị nào từ phân của chồn.
Phơi nắng
Tiếp theo, chúng sẽ được mang đi phơi nắng nhằm làm giảm độ ẩm trong hạt xuống còn từ 10% đến 12% là đạt yêu cầu. Công đoạn này đòi hỏi sự kinh nghiệm và tính toán của người chế biến.
Tách vỏ trấu
Hạt cà phê sẽ có vỏ, phần vỏ đó không được dạ dày chồn hương tiêu hóa hết và được đào thải ra ngoài phân. Lớp vỏ này giúp cho nhân hạt cà phê không bị nhiễm bẩn, tạo lớp cách ly với phân của chồn.
Sau công đoạn phơi nắng, những hạt cà phê sẽ được cho vào máy tách vỏ trấu, sau đó tiếp tục đến quá trình sàn lọc thủ công một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Mỗi hạt cà phê được đánh giá, phân loại, sắp xếp theo những tiêu chuẩn khác nhau để chọn ra những hạt tốt nhất.
Ba bước trên là những công đoạn sơ chế hạt cà phê chồn để đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi đem rang xay.
Rang xay
Trong các công đoạn chế biến hạt cà phê chồn, rang xay là một trong những công đoạn quan trọng. Ở công đoạn này, nó có tính quyết định nhất đến chất lượng, hương thơm và mùi vị của hạt cà phê.
Kĩ thuật rang cà phê chồn cũng tương tự như cà phê thường, chỉ là rang vừa phải ko phá vỡ các cấu trúc do dạ dày chồn làm nên để giữ nguyên được hương vị.
Rang hạt cà phê chồn xong, nên làm nguội nhanh chóng và đóng gói chân không ngay lập tức để giữ nguyên được hương vị của chúng.
Kết luận về các loại cà phê chồn
Nên cân nhắc trước khi mua và sử dụng cà phê chồn. Vì đã có nhiều doanh nghiệp lợi dụng độ hot của chúng mà bắt chồn hương về nuôi trong cũi kính chứ không hề được thả đi trong vùng môi trường. Việc làm đó cho thấy chúng ta đang làm hại đến thiên nhiên vì bắt nhốt và nuôi động vật hoang dã, nhưng cũng không thể phủ nhận hương vị của cà phê chồn. Các doanh nghiệp nên nuôi chúng khi đã có giấy phép và nuôi trong điều kiện vẫn đảm bảo sức khỏe cho chúng, không nên vắt kiệt sức lao động của chồn Hương hay Cầy vòi đốm.
Linh Như