Chất xơ (Dietary fiber) là một thành phần có trong các loại thực vật, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt. Cơ thể bạn không thể tiêu hóa được xơ, vì vậy nó đi qua đường ruột của bạn một cách nhanh chóng. Có hai loại chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Cấu tạo chính của chất xơ là các phân tử carbohydrate, cụ thể là monosaccharide hoặc là polysaccharidee. Nhờ sự có mặt của loại chất này trong cơ thể, hoạt động tiêu hóa diễn ra ổn định hơn, sức khỏe tim mạch được cải thiện đáng kể. Đó là lý do vì sao mọi người nên tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng này trong bữa ăn hàng ngày.
Chất xơ không hòa tan (Insoluble fiber)
Đây là loại xơ mà mọi người vẫn thường nghĩ là “thức ăn thô”. Đúng như tên gọi của nó, loại xơ này sẽ không tan trong nước và có hàm lượng tương đối cao trong một số thực phẩm, ví dụ như gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ,…
Chất xơ không hòa tan sẽ không bị vi khuẩn đường ruột phá vỡ và sẽ không được hấp thu vào máu. Thay vào đó, nó sẽ góp phần làm tăng khối lượng của sản phẩm dư thừa trong hệ tiêu hóa, giúp bạn đại tiện thường xuyên và ngăn ngừa được được chứng táo bón (cũng như các chứng bệnh đi kèm với táo bón, như trĩ). Ngoài ra nó cũng giúp cân bằng pH trong ruột.
Chất xơ hoà tan (Soluble fiber)
Loại xơ này có tính dính và mềm, có thể hấp thụ nước và trở thành một dạng gel ở bên trong đường tiêu hóa. Chúng thường hiện diện nhiều trong hạt và trái cây như bơ, chuối, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch,…
Chất xơ hòa tan còn giúp làm mềm phân, để phân có thể di chuyển trong đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Nó cũng sẽ gắn với các chất khác như đường và cholesterol, giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình hấp thụ những chất này vào máu. Đây là lý do vì sao loại xơ này có thể giúp điều hòa lượng đường huyết đồng thời bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch bằng việc giảm cholesterol máu, đặc biệt là cholesterol dạng LDL.
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan có thể làm tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, thậm chí là cải thiện cảm xúc.
FOODNK