Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngBỏ túi một số cách để ngăn lượng đường tăng đột biến trong máu

Bỏ túi một số cách để ngăn lượng đường tăng đột biến trong máu

Đường tăng đột biến trong máu là hiện tượng đường trong máu tăng và sau đó giảm mạnh sau khi ăn. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa rất nhiều đường, khiến chỉ số đường huyết tăng đột ngột. Tình trạng này sẽ khiến mạch máu bị cứng lại và thu hẹp, là nguyên nhân khiến cơ thể đột quỵ và mắc bệnh về tim mạch. Bài viết này sẽ chia sẻ những điều đơn giản mà chúng ta có thể làm để ngăn chặn vấn đề này xảy ra.

1. Cắt giảm lượng carbohydrate

Khi ăn các thực phẩm giàu carbohydrate và để cơ thể hấp thụ được, chúng sẽ được cắt nhỏ thành đường đơn. Loại đường này sẽ đi vào bên trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone gọi là insulin, kích thích các tế bào hấp thụ đường từ máu và khiến lượng đường trong máu dần giảm xuống.

Chế độ ăn low-carb có thể giúp ngăn chặn lượng đường tăng đột biến trong máu. Chế độ ăn kiêng này rất phù hợp không chỉ đối với các đối tượng giảm cân, mà còn phù hợp dành cho những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2.

2. Ăn ít carbs tinh chế

Carbs tinh chế là loại carbs đã qua chế biến, dẫn đến hàm lượng các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ sẽ bị mất đi tương đối cao. Vì vậy, khi cơ thể của chúng ta hấp thụ lượng lớn carbs tinh chế, sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng một cách nhanh chóng.

Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho thấy ở 91.000 phụ nữ tham gia chế độ ăn nhiều carbs, sẽ có chỉ số đường huyết cao, điều này dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Việc ăn ít carbs tinh chế và thay thế thành các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng vọt và giảm đột ngột. Một số nguồn cung cấp carbs tinh chế mà chúng ta nên biết để hạn chế sử dụng quá nhiều như là đường ăn, bánh mì trắng, gạo trắng, soda, kẹo, ngũ cốc ăn sáng,…

3. Hạn chế tiêu thụ đường

Việc tiêu thụ quá nhiều đường, chính là tác nhân chính gây ra hiện tượng tăng chỉ số đường huyết có trong máu. Nguyên nhân là khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường, các tế bào của cơ thể sẽ không phản ứng kịp với việc giải phóng insulin, dẫn đến cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Đường ăn thường đến từ các loại thực phẩm chế biếnthực phẩm chế biến sẵn như kẹo, bánh quy, nước ngọt, siro,… Chúng ta cần cân nhắc khi tiêu thụ các loại thực phẩm này vì chúng sẽ không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hoạt động khoẻ mạnh.

4. Tăng cường tập thể dục

Tăng cường tập thể dục sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tăng, do nó sẽ làm tăng độ nhạy của tế bào đối với hormone insulin. Thậm chí, việc tập thể dục cũng có ích trong việc giảm cân, gia tăng sức đề kháng và nâng cao sức khoẻ tinh thần hơn.

5. Bổ sung nước cho cơ thể

Đường tăng đột biến trong máu là hiện tượng đường trong máu tăng và sau đó giảm mạnh, do tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Nước là loại đồ uống không cung cấp calo, vì vậy khuyến khích chúng ta nên uống nhiều nước, thay vì sử dụng các loại nước trái cây hoặc nước ngọt có đường. Hơn thế nữa, việc bổ sung nước sẽ không làm cho cơ thể kiệt quệ do mất nước.

Khi uống nhiều nước sẽ giúp cho thận dễ dàng đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài mà không tích tụ ở trong máu. Vì vậy, nó sẽ làm giảm lượng đường và hạn chế tích tụ đường trong máu.

6. Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ

Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp quá trình hấp thụ carbs và đường diễn ra chậm, do đó sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Chất xơ cũng khiến chúng ta cảm thấy no lâu, vì vậy làm giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ trong quá trình giảm cân. Rau xanh hay các loại trái cây là những nguồn giàu chất xơ mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI