Bánh ống đặc sản của Sóc Trăng nhìn có vẻ rất dân dã. Thế nhưng việc lựa chọn nguyên liệu để làm nên chiếc bánh thành phẩm này không phải dễ. Và để nối tiếp phần trước, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên liệu làm bánh ống Sóc Trăng có gì đặc biệt nhé!
>> Xem phần 1: Bánh ống Sóc Trăng – món bánh của kí ức tuổi thơ
Có gì trong món bánh ống của Sóc Trăng?
Bột gạo
Các loại bánh miền Tây Nam Bộ chủ yếu được làm từ bột gạo. Và cách chế biến của mỗi tỉnh, mỗi vùng sẽ tạo ra những loại bánh đặc trưng. Và bánh ống Sóc Trăng cũng vậy. Loại bánh này cũng được làm từ những nguyên liệu truyền thống.
Bột gạo sẽ là nguyên liệu chủ chốt để làm bánh ống. Trước đây người ta sẽ tự xây gạo để làm bột bánh ống. Nhưng ngày nay, loại bột gạo công nghiệp đã được thay thế để tiện lợi hơn trong quá trình làm bánh. Bột gạo này sẽ ở dạng rất nhuyễn. Đồng thời phải có độ mịn cao. Nhờ vậy, bánh ống làm ra sẽ có độ xốp tốt nhất. Bột bánh sẽ được phối trộn chuẩn bị quá trình tham gia nhiệt bằng cách hấp.
Ngoài bột gạo người ta vẫn có thể sử dụng thêm bột nếp. Tất nhiên việc sử dụng cả hai loại bột phải có tỉ lệ nhất định theo người thợ làm bánh.
Lá dứa
Nguyên liệu này sẽ giúp tạo hương thơm và màu sắc bắt mắt cho bánh ống làm ra. Về cơ bản, công đoạn làm bánh ống có thể không cần lá dứa mà có thể thay thế bằng hương vani tổng hợp. Ngoài màu xanh của lá dứa, người ta cũng có thể sử dụng những màu sắc tự nhiên từ rau củ để làm bánh ống. Tuy nhiên về nguyên bản truyền thống thì bánh ống Sóc Trăng vẫn là màu xanh từ lá dứa.
Nước đường, nước cốt dừa
Cả hai nguyên liệu này sẽ giúp tạo được độ ngọt cho bánh ống. Chỉ cần dùng loại đường ăn thông thường có thể làm ra được những mẻ bánh ống thơm ngon. Còn độ béo của bánh ống sẽ phụ thuộc vào hàm lượng nước cốt dừa sử dụng. Nước cốt dừa có thể làm thủ công hoặc sử dụng sản phẩm công nghiệp để tiết kiệm thời gian làm bánh.
Độ ngọt béo của bánh ống làm ra sẽ tùy thuộc vào hàm lượng sử dụng. Chính vì vậy, loại bánh này đa phần phù hợp khẩu vị của nhiều đối tượng.
Dừa non nạo sợi, mè, bánh tráng giấy
Bánh ống thành phẩm sẽ được phủ một lớp dừa non đã nạo sợi để kích thích thị giác người thưởng thức. Nguyên liệu này cũng giúp bánh có độ béo cân bằng nếu như cốt bánh sử dụng nước cốt dừa không quá nhiều.
Mè cũng là nguyên liệu giúp bánh ngon hơn khi thưởng thức. Tuy nhiên, mè sẽ được rang để làm thành muối mè (đôi khi là đậu phộng rang) rắc lên bánh.
Thay vì phủ ngoài bánh, người ta có thể dùng dừa non nạo sợi và muối mè làm nhân bánh để thưởng thức. Ngoài ra, phần nhân bánh có thể tùy theo sở thích của người dùng.
Bánh sau khi hấp chín sẽ được dùng bánh tráng cuốn lại. Bánh tráng này là loại bánh tráng giấy dùng để ăn xôi ở miền Tây. Ngoài ra, người ta còn dùng lá chuối để cuốn bánh khi chín (lá chuối sẽ không thể thưởng thức như bánh tráng giấy).
Tạm kết
Nguyên liệu đơn giản cũng tạo nên món bánh ống dân dã. Thế nhưng lại làm nên giá trị đặc biệt cho món bánh ống Sóc Trăng. Không cầu kì hay sang chảnh nhưng món bánh này lại là cả tuổi thơ của biết bao thế hệ. Và hơn hết đây là món bánh không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực Sóc Trăng nói riêng cũng như Việt Nam nói chung.
Thúy Duy