Là món ăn vặt được các tín đồ ẩm thực ưa thích, thế nên chocolate đã trở thành món ngon được săn đón rất nhiều. Loại thực phẩm này chủ yếu được dùng trong làm bánh, chế biến thức uống. Tuy nhiên, vấn đề về hàm lượng calo khi ăn chocolate không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu về hàm lượng calo trong chocolate với Foodnk qua bài viết sau nhé!
Hàm lượng calo trong chocolate
Với mức độ phổ biến cao, hiện nay chocolate có nhiều loại để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của mỗi người. Đặc biệt hàm lượng calo trong mỗi loại là khác nhau.
Chocolate đen: Đây là loại phổ biến nhất. Trong 28g chocolate đen chứa tới 136 calo. Ngoài ra, loại chocolate này chứa khoảng 1g protein, 14g chất béo, 12g carbs. Hơn hết, đây là loại thực phẩm không có hoặc chứa rất ít đường. Chính vì thế, chocolate đen được xem là loại thực phẩm lành mạnh có thể dùng sau buổi ăn tối – theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu dùng 5 lần chocolate đen trong 1 tuần sẽ giảm 57% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch – theo tạp chí Clinical Nutrition.
Chocolate trắng: Có tới 146 calo trong 25g chocolate trắng. Còn số này chứng minh hàm lượng calo khi ăn chocolate trắng dung nạp vào cơ thể nhiều hơn loại chocolate khác. Do đó, loại chocolate này được dùng để trang trí bánh ngọt là chủ yếu. Các thành phần khác trong loại chocolate này cũng chứa hàm lượng đáng kể (13g carbs, 10g chất béo, 50g canxi,…). Loại chocolate trắng hầu như không chứa cacao (một nguyên liệu chính trong chocolate) như các loại chocolate khác.
Chocolate sữa: Cơ thể sẽ nhận được khoảng 220 calo/38g chocolate, 13g chất béo, 21g carbs. Hơn nữa, có tới 19g đường, 100g canxi, 1.8g sắt để cơ thể đủ dưỡng chất hơn. Tất cả các dưỡng chất này đều tốt cho sức khoẻ tổng thể.
Những lý do nên ăn chocolate mỗi ngày
Ngoài việc ngon và lạ vị, chocolate còn được biết đến là thực phẩm lành mạnh đối với sức khoẻ. Bởi lẽ, những công dụng tuyệt vời này đã được kiểm chứng rõ ràng.
Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi: Chất magie trong chocolate sẽ giúp tinh thần thoát khỏi trạng thái căng thẳng, stress nặng do áp lực công việc,…
Kiểm soát sự thèm ăn: Leptin, ghrelin, insulin là 3 hoạt chất giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Trong khi ghrelin sẽ làm bạn thèm ăn thì leptin lại hạn chế cơn thèm ăn rất tốt. Vì vậy, 2 hoạt chất này sẽ giúp cơn đói và sự thèm ăn của bạn được cân bằng một cách tốt nhất. Còn chất insulin sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định. Cả 3 chất leptin, ghrelin, insulin này sẽ liên kết với nhau trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, khi ăn chocolate bạn có thể điều khiển được cảm giác thèm ăn của bản thân.
Cải thiện trí nhớ: Chất flavonoid trong các loại chocolate đều có tác dụng tích cực đến hoạt động não bộ. Nhờ đó, trí nhớ được cải thiện tốt hơn, đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Khi ăn chocolate nên lưu ý điều gì?
Vị đặc trưng của chocolate luôn kích thích vị giác của người dùng. Thậm chí, có những trường hợp còn nghiện cả loại thực phẩm này. Thế nhưng, việc dùng chocolate không kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ theo thời gian. Chính vì vậy, tốt nhất mỗi tuần bạn chỉ nên thưởng thức chocolate khoảng vài viên là được, hoặc 1 viên nhỏ sau bữa ăn.
Thúy Duy