Để món ăn thêm ngon, vị đậm đà hơn thì gia vị là một phần không thể thiếu. Theo đó, mỗi một món ăn sẽ có những cách nêm nếm gia vị khác nhau để phù hợp nhất với người dùng khi thưởng thức. Tuy nhiên, bên trong các loại gia vị này còn rất nhiều điều mà có thể bạn chưa biết. Để rõ hơn, hãy cùng với Foodnk tìm hiểu về nguồn gốc của gia vị trong ẩm thực qua bài viết sau nhé!
Nguồn gốc của gia vị
Là loại hàng hoá được sử dụng phổ biến
Từ thời cổ đại và trung cổ, gia vị được xem là một loại hàng hoá có giá trị. Khoảng 2000 năm trước công nguyên con người đã biết sử dụng gia vị vào đời sống ẩm thực. Mặc khác, trong làm đẹp, y học,… gia vị cũng đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng rộng rãi. Từ đó, gia vị đã được buôn bán với giá trị cao và phổ biến hơn. Được biết quế và hạt tiêu ở Trung Đông là loại gia vị đầu tiên được sử dụng.
Vào thời Trung Cổ, ước tính có đến 1000 tấn hạt tiêu và gia vị các loại được nhập vào Tây Âu mỗi năm. Con số này khá cao, tương đương với hàm lượng tiêu thụ ngũ cốc của 1.5 triệu người.
Loại hàng hóa đắt đỏ
Vào những năm 1497, người Bồ Đào Nha đã tìm được khối lượng gia vị và một số sản phẩm khác có trị giá gấp khoảng 60 lần chi phí chuyến đi của họ. Chuyến đi này kéo dài khoảng 24000 dặm từ châu Phi qua Ấn Độ và đến cảng Lisbon.
Đến thế kỉ thứ 3, những cuộc chiến tranh giành gia vị nổ ra. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan là các nước sản xuất gia vị trong cuộc chiến này.
Về sau, việc buôn bán gia vị đã phát triển từ phương Đông đến Châu Âu bằng phương tiện vận chuyển là lừa, lạc đà. Thời kỳ này người ta quy ước 0.5kg gừng có thể bằng 1 con cừu hoặc Mace (gia vị làm từ vỏ khô của hạt nhục đậu khấu). Thậm chí 0.5kg gừng lại ngang giá trị bằng 3 con cừu hoặc nửa còn bò.
Mang giá trị cao trong ẩm thực
Đến những năm 1000, gia vị đã được phát triển mạnh hơn bởi người Ả Rập. Theo đó, họ đã biết dùng thì là, rau mùi trộn với hạt tiêu Ấn Độ. Đồng thời sử dụng gừng để trộn với nghệ. Việc phối trộn các nguyên liệu đó đã làm tạo tiền tạo nên nhiều món ăn đặc trưng ở Nam Á.
Đến thế kỉ 16, người ta đã biết bảo quản thực phẩm nhờ vào loại gia vị đinh hương mà không cần làm lạnh. Loại gia vị này chứa eugenol – chất ức chế vi khuẩn phát triển.
Có thể thấy rằng nguồn gốc của gia vị là hành trình dài để tạo nên nền ẩm thực đa dạng như ngày nay. Trong thời đại mới, các loại gia vị ở thời cổ xưa vẫn được sử dụng. Ngoài ra, cũng có những loại gia vị do con người tạo ra nhầm đáp ứng nhu cầu ẩm thực mới mẻ hơn.
Gia vị được phân loại như thế nào?
Phân loại theo nguồn gốc
Nguồn gốc thực vật: Đây là nhóm gia vị đặc trưng nhất trong ẩm thực. Các loại lá (hành lá, hẹ, rau mùi tây, lá chanh,…), các loại hạt, củ (tiêu, gừng,…) đều góp mặt trong nhiều món ăn.
Nguồn gốc động vật: Đa phần gia vị có nguồn gốc động vật sẽ đậm vị như mắm tôm, chế phẩm từ sữa, gia vị tạo độ ngọt từ thịt động vật, gia vị chiết xuất từ động vật như mỡ lợn, nước dùng hải sản,…
Nguồn gốc lên men: Giấm, cơm mẻ, rượu,… là gia vị lên men cũng được sử dụng trong ẩm thực. Điểm chung của các loại gia vị này là tạo vị chua cho món ăn.
Nguồn gốc vô cơ: Acid citric (tạo vị chua), muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt),… tiêu biểu cho gia vị có nguồn gốc vô cơ. Nhóm gia vị này thường phải qua quy trình sản xuất công nghiệp phức tạp.
Phân loại theo tính chất
Gia vị mặn: Muối, mắm tôm,… là loại gia vị tạo vị mặn cho món ăn. Đặc biệt loại gia vị mắm (mắm tôm, mắm cá,…) rất kén người sử dụng.
Gia vị ngọt: Giúp món ăn có độ ngọt. Có thể kể đến như đường, mật ong,… Tùy vào từng loại gia vị mà cung cấp sucrose, fructose, glucose hay maltose.
Gia vị chua: Rất tốt trong việc thúc đẩy hoạt động chuyển hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nhóm này chủ yếu chứa acid hữu cơ. Tiêu biểu như giấm, chanh, me,…
Gia vị đắng: Có công dụng kích thích sự thèm ăn. Vỏ của các loại quả chứa tinh dầu sẽ đại diện cho nhóm gia vị này như vỏ chanh, vỏ quýt,…
Gia vị cay: Ớt, tiêu, gừng,… là những gia vị cay được sử dụng nhiều trong các món ăn. Nhóm gia vị này sẽ giúp lấn át những mùi vị không phù hợp khi thưởng thức món ăn.
Gia vị tạo mùi thơm: Thường dùng để trang trí món ăn. Đồng thời giúp thúc đẩy khứu giác trước khi thưởng thức. Nhóm gia vị này có thể kể như hành lá, thì là, rau thơm,…
Gia vị hỗn hợp: Mắm ruốc, sa tế, bột cà ri,… thường được trộn với nguyên liệu để ngấm gia vị khi chế biến.
Phân loại theo kết cấu
Các loại gia vị sẽ phân theo dạng tinh thể (muối, đường, hạt nêm,…), dạng lỏng (nước mắm, nước tương,…), dạng bột (bột cà ri, bột nghệ,…). Ngoài ra còn các loại gia vị dạng tươi (ớt, tiêu,…), dạng lá và vỏ (vỏ cam, thì là,…), dạng củ (tỏi, nghệ, gừng,…), dạng dung dịch hỗn hợp (sa tế, dầu hào,…).
Thúy Duy