Thực phẩm là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và có lợi nhất trong cơ thể chúng ta. Nhưng nếu chúng ta để thực phẩm, như rau củ hay thịt cá… tiếp xúc quá lâu dưới ánh sáng mặt trời, sẽ gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng Foodnk tìm hiểu về những ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đến chất lượng của thực phẩm nhé!
Giới thiệu về ánh sáng mặt trời
Ánh sáng Mặt Trời là một phần của bức xạ điện từ phát ra từ Mặt Trời, đặc biệt là ánh sáng hồng ngoại, khả kiến và tia cực tím. Trên Trái Đất, ánh sáng mặt trời được lọc qua bầu khí quyển của Trái Đất và hiển nhiên là ánh sáng ban ngày của Mặt Trời. Khi bức xạ mặt trời trực tiếp không bị mây che khuất, nó được gọi là ánh nắng, tia nắng là sự kết hợp giữa ánh sáng rực rỡ và sức nóng bức xạ.
Ánh sáng mặt trời là yếu tố chính trong quang hợp, quá trình được thực vật và các sinh vật tự dưỡng khác sử dụng để chuyển đổi năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời, thành năng lượng hóa học có thể được sử dụng để tổng hợp carbohydrate và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của sinh vật.
Phân loại về ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời bao gồm các tia quang phổ (ánh sáng đơn sắc) và các tia khác có bước sóng dài ngắn khác nhau, cụ thể:
- Tia hồng ngoại có bước sóng khoảng 700nm – 1mm.
- Tia tử ngoại hay còn gọi là tia UV (280 – 400nm).
- Ánh sáng đơn sắc (400 – 700 nm), có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Các dạng sóng năng lượng khác với bước sóng ngắn.
Trong đó, tia hồng ngoại, tia tử ngoại và các dạng sóng năng lượng có bước sóng ngắn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Những ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đến thực phẩm
Ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
Chất đạm (Protein): Khi đun nóng ở nhiệt độ 70°C thì protit đóng vón lại rồi bị thoái hóa. Khi có acid quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Khi thực phẩm ở dưới ánh nắng mặt trời quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu.
Chất béo (Lipit): Ở nhiệt độ không quá 102°C, lipit (dầu, mỡ) không có biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng. Khi thực phẩm ở dưới ánh nắng quá lâu, các acid béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng có ích, đồng thời các liên kết kép trong cấu trúc của các acid này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như là peroxit aldehyt có hại đối với người sử dụng.
Tinh bột (Gluxit): Gồm các loại đường đơn, đường kép, tinh bột, celluloza. Ở nhiệt độ ánh nắng mặt trời, các loại đường đơn giản không có biến đổi đáng kể.
Vitamin: Các vitamin chịu nhiều thay đổi nhất vì đó là những thành phần tương đối ít bền vững. Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ. Khi thực phẩm ở dưới ánh nắng mặt trời trong 1 thời gian nhất định, vitamin nhóm này bị hao hụt 15 – 20%. Các vitamin tan trong nước bị mất nhiều hơn do bị hòa tan và dễ bị phân giải, nhất là trong môi trường kiềm. Trong các vitamin nhóm B thì vitamin B1 ít bền vững nhất, vitamin B2, vitamin PP hầu như không bị phân hủy.
Ảnh hưởng đến bảo quản thực phẩm
Ảnh hưởng mặt trời chiếu rọi xuống đất, những vi sinh vật phát triển trên bề mặt đất đều bị tiêu diệt, trừ những vi khuẩn tự dưỡng quang năng. Thường thường chúng bị tiêu diệt rất nhanh trong vài phút đến 1 giờ. Các vi sinh vật gây bệnh thường nhạy cảm với ánh sáng hơn những vi sinh vật gây thối.
Tác dụng chiếu sáng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng. Bước sóng càng ngắn, khả năng tác dụng quang hoá càng mạnh càng làm vi sinh vật dễ bị tiêu diệt.
Lợi dụng đặc tính này mà người ta thường phơi nắng các dụng cụ cần bảo quản, một mặt làm giảm độ ẩm, một mặt tiêu diệt những vi sinh vật trên bề mặt. Hai nữa, nhiều người tắm nắng, một trong những yêu cầu là làm hệ vi sinh vật trên da bị tiêu diệt.
Các cách hạn chế ảnh hưởng
Để tránh tia nắng gây ảnh hưởng đến thực phẩm, như rau, củ, thịt, cá… thì chúng ta nên lưu ý những vấn đền sau:
- Hạn chế, tránh cho thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp.
- Bảo quản thực phẩm ở trong tủ mát, tủ lạnh,…
- Lựa chọn và mua những thực phẩm còn tươi, có nhãn mác ở cửa hàng cố định để thực phẩm giữ được độ tươi lâu.
- Không nên để thực phẩm quá lâu, dù đã đun sôi lại vì nắng nóng sẽ làm vi khuẩn tăng gấp 3 lần.
- Sau khi chế biến thực phẩm xong nên ăn ngay khi còn nóng, tránh để quá lâu.
Linh Như