Bệnh cao huyết áp vô cùng nguy hiểm vì bệnh sẽ gây ra áp lực máu lên thành động mạch. Dẫn đến gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khoẻ như suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,… Để cải thiện và tránh mắc các bệnh cao huyết áp, chúng ta nên quan tâm trong việc lựa chọn, sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, phù hợp với tình trạng sinh lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài nguyên liệu phù hợp dành cho các bệnh nhân có huyết áp cao.
1. Sắn dây
Sắn là một loại rau củ hoặc củ chứa chủ yếu là tinh bột. Bên cạnh đó, trong một củ sắn dây còn chứa các chất dinh dưỡng khác như sắt, niacin, vitamin C. Sắn có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Do nó có khả năng chịu được các điều kiện trồng trọt khó khăn, nên nó là một trong những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt nhất.
Trong Đông Y, sắn dây được dùng để điều trị các bệnh như cứng cổ, đau mỏi vai gáy do huyết áp gây ra. Nó giúp các cơ quan hoạt động trơn tru và tuần hoàn tốt hơn. Một vài thông tin cho rằng sắn dây không trực tiếp làm hạ huyết áp mà nó chỉ hỗ trợ các vấn đề do huyết áp sinh ra.
Sắn dây còn có tác dụng làm tăng lượng máu trong động mạch vành để mang dinh dưỡng và oxy đến tim. Khi huyết áp tăng sẽ khiến tim co thắt mạnh hơn, do đó sắn dây sẽ cải thiện tuần hoàn máu, các bệnh liên quan đến cao huyết áp.
2. Củ dền
Củ dền rất giàu các chất dinh dưỡng như chất xơ, folate (vitamin B9), mangan, kali, sắt và vitamin C. Củ dền và nước ép củ dền đều mang lại các lợi ích sức khỏe như cải thiện lưu lượng máu, giảm huyết áp và tăng hiệu suất tập thể dục.
Khi chúng ta mệt mỏi, sẽ khiến các tế bào và mạch máu co thắt lại, dẫn đến làm tăng huyết áp cho cơ thể. Do đó, trong củ dền có thành phần betaine giống với câu kỷ tử nên nó có khả năng làm giảm nồng độ mỡ trong máu và hạ huyết áp. Thêm vào đó, trong Đông Y sử dụng củ dền trong việc hỗ trợ tuần hoàn máu, do đó giúp hồi phục chức năng đã bị tổn thương của cơ thể.
3. Táo gai
Táo gai giúp nới rộng mạch máu, làm giảm huyết áp một cách từ từ, cải thiện sự tuần hoàn bên trong cơ thể. Không những vậy, táo gai còn làm giảm cholesterol trong máu.
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, quả táo gai được xem như là “thần dược” để giúp điều trị huyết áp cao. Thêm vào đó, một vài nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cũng đã có các cuộc thí nghiệm chứng minh ở những người có bổ sung táo gai trong khẩu phần ăn, có khả năng làm giảm huyết áp.
4. Hoa cúc
Hoa cúc là loại hoa có thể ăn được và được tìm thấy chủ yếu ở Đông Á. Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong hoa cúc, mang lại lợi ích vô cùng quan trọng đối sức khỏe. Như kali có trong hoa cúc sẽ giúp tim, thận và các cơ quan khác hoạt động bình thường. Bổ sung đủ hàm lượng kali trong cơ thể sẽ giúp làm giảm nguy cơ cao huyết áp, mắc các bệnh về tim, đột quỵ, viêm khớp, ung thư, rối loạn tiêu hóa và vô sinh.
Trà hoa cúc cũng rất giàu sắt nên sẽ giúp vận chuyển oxy qua máu dễ dàng. Vì thế, chúng ta có thể uống một tách trà hoa cúc vào buổi sáng, điều này không chỉ giúp gia tăng sức khoẻ mà còn khiến tinh thần sảng khoái cho việc bắt đầu một ngày mới.
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong các loại thực phẩm chứa nhiều kali. Kali đẩy mạnh bài tiết natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể nên nó có thể phòng ngừa huyết áp tăng. Ngoài ra, kali còn có thể giúp làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, do đó nó sẽ ngăn việc tăng huyết áp như mỡ máu
Nếu bệnh cao huyết áp trở nên nghiêm trọng, sẽ gây ra vấn đề đối với chức năng thận. Bông cải xanh có thể ngăn ngừa vấn đề này vì nó có chứa sulforaphane, chất giúp cải thiện huyết áp và chức năng của thận.
Vy Đặng