Ngoài những lợi ích mà trà xanh mang lại. Bạn đã biết những tác dụng phụ của trà xanh nếu dùng không đúng cách hoặc uống quá nhiều chưa? Hãy cùng Foodnk tìm hiểu về tác dụng phụ của trà xanh khi bạn dùng không đúng cách hay uống quá nhiều nhé!
Cảm thấy bồn chồn, lo lắng
Khi bạn uống ít trà xanh sẽ giúp bạn chống lại cảm giác căng thẳng nhưng nếu bạn uống quá nhiều, nó sẽ gây tác dụng ngược lại. Cũng giống như cà phê, khi bạn uống quá nhiều trà có thể làm cảm giác lo lắng, bồn chồn, căng thẳng trở nên trầm trọng.
Vậy bao nhiêu trà là quá nhiều? Đôi khi chỉ một tách trà hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào lượng caffeine trong đó. Chỉ cần bạn hạn chế lượng caffeine ở mức dưới 200 miligam mỗi ngày, tùy thuộc vào loại trà, mà bạn có thể điều chỉnh, có thể là không quá ba tách.
Giảm hấp thu sắt
Khi bạn uống trà và ăn chế độ giàu sắc như thịt, rau thì các tannin trong trà khi vào cơ thể sẽ gắn với sắt, làm mất tác dụng chống oxy hóa của trà và giảm hấp thụ sắt trong cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, khó thở, nhức đầu và mệt mỏi. Để hạn chế việc giảm hấp thụ sắc trong cơ thể, bạn chỉ nên uống trà xanh hai tiếng trước bữa ăn hoặc bốn tiếng sau bữa ăn.
Thiếu canxi
Khi bạn uống quá nhiều trà cùng một lúc, có thể làm cơ thể tăng bài tiết canxi trong nước tiểu, dẫn đến các rối loạn như loãng xương, đặc biệt là phụ nữ. Thải canxi ra nước tiểu là một trong những phản ứng phụ của nước trà.
Bị ợ nóng
Nếu bạn bị ợ chua mỗi khi uống nước trà, thì có thể cốc trà sáng của bạn đã làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược acid đã có từ trước. Nhưng ngay cả khi bạn không bị trào ngược acid, thì caffein có trong trà cũng có thể gây ra các triệu chứng ợ nóng vì nó làm giãn cơ vòng chặn thực quản khỏi dạ dày. Khi cơ vòng giãn ra, acid từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng, acid kèm theo ợ nóng.
Thường xuyên đau bụng
Trong lá trà có chứa các tannin, một loại hợp chất mang lại hương vị khô của trà. Tannin là hợp chất có vị đắng và nạp vào quá nhiều có thể tàn phá các mô trong đường tiêu hóa.
Nếu bạn bị đau bụng sau khi uống trà, bạn có thể nhai một ít bánh mì nướng hoặc phô mai. Chất Tannin liên kết với các protein và carb, vì vậy ăn chúng cùng với trà có thể làm giảm bớt các triệu chứng buồn nôn hoặc đau bụng.
Tổn thương thận
Các polyphenol có trong trà giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch, nhưng bạn cần lưu ý tiêu thụ quá nhiều lại có thể gây ra các vấn đề sức khỏe về gan và thận.
Gia tăng mức độ độc hại
Nghiên cứu gần đây trên loài chó cho thấy việc uống trà xanh khi dạ dày rỗng có thể gây độc ở dạ dày, gan và thận. Nghiên cứu trên con người vẫn chưa được thực hiện, nhưng để an toàn và tốt nhất bạn nên ăn trước khi uống trà để giảm các tác dụng phụ khi uống trà.
Gây mất ngủ
Nếu bạn có ý định đi ngủ thì không nên uống trà xanh trước đó. Cafein giúp tỉnh táo và tập trung, nhưng cũng vì vậy mà nước trà làm bạn khó ngủ. Ngày nay chứng mất ngủ đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, khi mất ngủ sẽ khiến bạn trở nên cáu kỉnh, khó tính.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú thì cần hạn chế uống vì cafein trong trà có thể đi vào sữa mẹ và gây mất ngủ cho con, bạn nên cẩn thận nhé.
Mất nước
Trà là một loại nước uống lợi tiểu, khiến cho bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, vì vậy nếu không được bù nước kịp thời sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước. Chất Caffeine có trong trà sẽ làm tăng lưu lượng máu đến thận để yêu cầu thải ra nhiều nước hơn.
Vậy chúng ta uống bao nhiêu trà sẽ dẫn đến mất nước? Một nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày bạn uống hơn 6 tách trà, tức là khoảng 500 miligam trà sẽ dẫn đến tình trạng trên.
Tiêu chảy
Chất Caffeine trong trà có tác dụng nhuận tràng, khi tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn chưa uống trà xanh quen thì khi mới dùng cũng sẽ có thể bị tiêu chảy. Vậy nên, bạn nên uống trà điều độ và không nên uống khi bụng đói.
Linh Như