Hãy cùng Foodnk khám phá một số sản phẩm thực phẩm mà trong mắt chính quyền ở một số khu vực dân cư xem nó gây nguy hiểm đến mức phải cấm hoàn toàn.
Mặt trái của thực phẩm có rất nhiều, giống như ai cũng biết rằng những chiếc bánh rán có hại cho vòng eo và Pizza không hề tốt cho làn da của bạn. Nhưng thực phẩm “thiếu lành mạnh” đến mức bị cấm đoán hoàn toàn bởi một chính phủ,một quốc gia nào đó lại là chuyện khác.
Gần đây, chính phủ Pháp đã cấm sử dụng nước sốt cà chua trong các trường tiểu học. Nhưng lệnh cấm có phần kì lạ này không phải là duy nhât. Thế giới đã từng ghi nhận không ít các trường hợp tương tự. Hãy cùng khám phá một số sản phẩm mà – trong mắt chính quyền một số khu vực dân cư – nó gây nguy hiểm đến mức phải cấm hoàn toàn.
1. Sốt cà chua
Chính phủ Pháp đã ra điều luật hạn chế sử dụng sốt cà chua bởi cho rằng chúng đe dạo tới văn hóa nấu ăn truyền thống của đất nước này, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Có vẻ như sốt cà chua đã trở thành kẻ ngụy tạo hương vị của bất kì món ăn nào. Hiện tại, loại nước sốt này đã bị cấm sử dụng tại các trường tiểu học ở Pháp.
2. Trứng đồ chơi của Kinder
Đừng cố gắng mua một quả trứng Kinder – loại kẹo sô cô la phố biến chứa các mô hình đồ chơi bên trong – nếu như bạn đang ở nước Mỹ. Món đồ này đã được đưa vào danh mục cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ bởi vì chúng chứa “một đối tượng không dinh dưỡng” bên trong (chỉ các đồ chơi không thể ăn được trong ruột trứng)
3. Thực phẩm chế biến sẵn Marmite
Nếu cái tên Marmite còn khá xa lạ với bạn thì hãy làm quen với nó một chút. Đó là một loại thức ăn sệt, màu nâu thẫm, dùng để phết lên bánh mì, làm từ ngũ cốc đã lên men, một sản phẩm thu được trong quá trình làm bia; chứa nhiều vitamin B. Có rất nhiều người yêu thích chúng trên thế giới, nhưng người Đan Mạch thì không. Điều này liên quan đến một đạo luật về thực phẩm có từ năm 2004 tại đất nước này.
4. Trái cây đóng hộp Ackee
Loại đồ hộp xuất xứ Jamaica này đã từng phổ biến tại Mỹ trước khi bị cấm nhập khẩu một thời gian bởi chúng có chứa độc tố làm cơ thể ngừng cung cấp glucose. Điều đó có thể làm suy giảm nghiêm trọng lượng đường trong máu dẫn tới tử vong. Trái cây đóng hộp Ackee từng bị cấm nhiều năm nhưng hiện tại đã được cho phép nhập khẩu trở lại với sự theo dõi nghiêm ngặt.
5. Kẹo Jelly
Loại kẹo trái cây tưởng chừng như vô hại này lại bị cấm tại Anh và một vài nước Châu Âu bởi nỗi lo ngại chúng sẽ gây tắc đường hô hấp. Tuy vậy, món ăn này vẫn được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản và vùng Viễn Đông.
6. Haggis
Haggis là món ăn truyền thống có hình dạng khá kì lạ của Scotland. Tim, gan, phổi của cừu trộn cùng bột yến mạch sẽ được nhồi trong chiếc dạ dày cừu. Haggis bị cấm ở Mỹ bởi pháp luật nước này không cho phép phổi cừu có mặt trong thực phẩm. Chính phủ Scotland đã dành tới 40 năm nỗ lực thuyết phục Mỹ tiếp tục lại việc nhập khẩu món ăn này.
7. Samosas
Đây là một loại bánh nổi tiếng của Ấn Độ có hình tam giác và được cả thế giới ưa chuộng. Nhưng tại Somalia,một đất nước theo đạo Hồi, món bánh này lại bị cấm bởi hình tam giác ba cạnh của nó gợi liên tưởng tới đạo Ki tô giáo – đạo giáo không được khuyến khích tại quốc gia này.
8. Sữa thô (Sữa nguyên chất chưa tiệt trùng)
Sữa chưa tiệt trùng bị cấm ở 22 bang nước Mỹ và Canada bởi những lo ngại về sự lây nhiễm vi trùng. Thực tế, tại châu Âu, châu Phi hay châu Á, có rất nhiều người ủng hộ nguồn nguyên liệu thô này và cho rằng chúng thực sự rất tốt cho sức khỏe.
9. Thịt ngựa
Giết mổ ngựa là hành động bất hợp pháp ở Mỹ, dù không có đạo luật nào cấm tiêu thụ thịt ngựa. Điều tương tự cũng diễn ra ở Anh, đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay cũng từng phải nhận nhiều chỉ trích khi định đưa loại thịt này trở lại các nhà hàng. Ngược lại, tại Pháp, Ý và các nước khác ở châu Âu, thịt ngựa lại rất được ưa chuộng.
10. Absinthe
Đây là một loại thức uống chứa cồn nồng độ cao (45-74%) cùng chiết xuất cây ngải từng rất được ưa chuông ở châu Âu. Tuy nhiên, absinthe truyền thống đã bị cấm trong nhiều năm nay ở Mỹ và châu Âu vì thành phần chiết xấu nồng độ cao từ cây ngải có thể gây ảo giác, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần người sử dụng.
Vào năm 1990, lệnh cấm đã được gỡ bỏ ở châu Âu nhưng chỉ với dạng thô của Absinthe, ở Mỹ, đây vẫn là thực phẩm cần được kiểm soát chặt chẽ bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Theo ttx.vn